Window Dressing là gì? Nhận biết báo cáo tài chính bị làm đẹp?

Window Dressing là gì? Nhận biết báo cáo tài chính bị làm đẹp? Một số thủ thuật làm đẹp BCTC của doanh nghiệp?

Như chúng ta đã biết thì báo cáo tài chính thể hiện tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp như thế nào, cũng như là bản tự tường thuật rõ ràng nhất về vốn, lợi nhuận, doanh thu, nợ, thuế... Tuy nhiên bên cạnh đó thì hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp không thành thật trong chính báo cáo tài chính và dùng các thủ thuật gian lận để làm đẹp báo cáo tài chính. Vậy để nhận ra một báo cáo tài chính đã bị làm đẹp.

1. Window Dressing là gì?

Window Dressing là tên tiếng Anh của làm đẹp báo cáo tài chính. Đây là một chiến lược sử dụng quỹ tương hỗ của nhà quản lý danh mục đầu tư vào thời điểm gần cuối quý hoặc cuối năm. Theo đó, hình thức này được sử dụng để khiến hiệu suất quỹ được tốt hơn so với thực tế, trước khi trình bày trước cổ đông hoặc khách hàng. Làm đẹp báo cáo tài chính tạo ra cái nhìn tốt cho bảng cân đối kế toán, trong khi tình hình thực tế có thể ngược lại.

Ví dụ về làm đẹp báo cáo tài chính:

Một quĩ chuyên đầu tư vào cổ phiếu trong S&P 500 đạt được kết quả thấp hơn hiệu suất của chỉ số. Cổ phiếu A và B có hiệu suất vượt trội so với tổng chỉ số nhưng lại chiếm tỉ trọng thấp trong chứng khoán thuộc danh mục đầu tư của quĩ. Cổ phiếu C và D chiếm tỉ trọng lớn trong quĩ nhưng lại có hiệu suất kém hơn thị trường.  Để tạo ra ấn tượng là quĩ này đã đầu tư và cổ phiếu A và B ngay từ đầu, nhà quản lí danh mục đầu tư bán hết cổ phiếu C và D, thay thế chúng bằng cổ phiếu A và B.

2. Nhận biết báo cáo tài chính bị làm đẹp:

Mặc dù có các quy tắc công bố tài chính nhằm tăng tính minh bạch, tin cậy cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Window Dressing vẫn diễn ra dưới hành động của người quản lý quỹ.  Một nghiên cứu của Đại học Northwestern đã phát hiện một số đặc điểm của quỹ báo hiệu rằng người quản lý có thể đã làm đẹp báo cáo tài chính. Cụ thể, các quỹ đầu tư tăng trưởng có doanh thu cao, nhưng nhà quản lý lại công bố lợi nhuận kém thì khả năng cao là họ đã sử dụng chiến lược Window Dressing.

Báo cáo hiệu suất và danh sách tài sản nắm giữ của quĩ tương hỗ thường được gửi cho khách hàng mỗi quí và khách hàng sử dụng các báo cáo này để theo dõi lợi nhuận đầu tư của quĩ.  Nếu kết quả không được như mong muốn, các nhà quản lí quĩ có thể làm đẹp báo cáo tài chính bằng cách bán các cổ phiếu có lỗ lớn, thay thế chúng bằng các cổ phiếu dự kiến sẽ tạo ra lợi nhuận ngắn hạn để cải thiện hiệu suất chung của quĩ cho kì báo cáo.mMột biến thể khác của việc làm đẹp báo cáo tài chính là đầu tư vào các cổ phiếu khác với lĩnh vực đầu tư thông thường của quĩ tương hỗ. Ví dụ, một quĩ chuyên đầu tư vào ngành kim loại quí có thể đầu tư vào cổ phiếu trong một lĩnh vực đang sôi động tại thời điểm đó, ngụy trang chúng thành các khoản đầu tư theo chiên lược ban đầu của quĩ.

Người làm đẹp báo cáo tài chính:

Mặc dù có các qui tắc công bố nhằm tăng tính minh bạch cho các nhà đầu tư, việc làm đẹp báo cáo tài chính vẫn có thể che giấu hành động của người quản lí quĩ.  Một nghiên cứu của Iwan Meier và Ernst Schaumburg của Đại học Northwestern đã phát hiện một số đặc điểm của quĩ có thể báo hiệu rằng người quản lí có thể đã làm đẹp báo cáo tài chính.nCụ thể, các quĩ đầu tư tăng trưởng có doanh thu cao và có nhà quản lí công bố lợi nhuận kém gần đây có khả năng lớn là đã làm đẹp báo cáo tài chính.

Để làm đẹp báo cáo tài chính, người quản lý thường mua cổ phiếu có giá cao và bán cổ phiếu bị lỗ lớn vào gần cuối quý. Sau đó, những tài sản này sẽ được báo cáo như là tài sản mà quỹ đang nắm giữ.

Ví dụ, một tổ chức có thể mua chứng khoán kho bạc Mỹ và chứng khoán tương đương tiền mặt khác để thiết lập vị thế tiền mặt.

Tiếp đến, các nhà quản lý quỹ sẽ dùng thủ thuật Window Dressing bằng cách bán các cổ phiếu bị lỗ lớn. Sau đó, để cải thiện hiệu suất chung của quỹ cho kỳ báo cáo, họ sẽ thay thế chúng bằng các cổ phiếu dự kiến tạo ra lợi nhuận ngắn hạn.

Một cách khác để làm đẹp báo cáo tài chính là đầu tư vào các cổ phiếu của quỹ tương hỗ khác với lĩnh vực đầu tư thông thường. Ví dụ, một quỹ chuyên đầu tư vào ngành khoáng sản có thể đầu tư vào cổ phiếu trong một lĩnh vực đang nóng sốt tại thời điểm đó, ngụy trang chúng thành các khoản đầu tư theo chiến lược ban đầu của quỹ.

Ví dụ cụ thể hơn, một quỹ chuyên đầu tư vào cổ phiếu trong S&P 500 có kết quả thấp hơn hiệu suất chỉ số. Cổ phiếu A và B chiếm tỷ trọng thấp trong chứng khoán thuộc danh mục đầu tư của quỹ, nhưng lại có hiệu suất vượt trội so với tổng chỉ số.

Theo đó, cổ phiếu C và D lại chiếm tỷ trọng cao trong quỹ, nhưng lại có hiệu suất kém hơn thị trường. Để tạo ấn tượng là quỹ này đã đầu tư vào cổ phiếu A và B ngay từ đầu, nhà quản lý danh mục đầu tư sẽ thay thế toàn bộ bằng cổ phiếu A và B sau khi bán hết cổ phiếu C và D.

3. Một số thủ thuật làm đẹp BCTC của doanh nghiệp:

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, việc cập nhật các kỹ năng, chuyên môn là phần không thể thiếu của các nhà đầu tư. Đây là lúc nhà đầu tư nhận diện các kỹ thuật “gian lận” dòng tiền để có được cái nhìn chân thực nhất về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ nhất, Thông qua các ước tính kế toán:

Trong quy trình lập báo cáo tài chính, các công ty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ của công ty. Bởi vì sẽ không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này, nên nó được xem là công cụ đắc lực để lợi nhuận. Một số thủ thuật làm tăng lợi nhuận thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nợ khó đòi, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuống dưới giá trị thuần, vốn hóa các khoản không đủ điều kiện… Thủ thuật lợi nhuận dựa trên các ước tính kế toán thực chất không làm tăng lợi nhuận mà chỉ đơn thuần chuyển lợi nhuận các kỳ sau sang kỳ hiện tại. Và tất nhiên hậu quả là lợi nhuận của năm sau sẽ bị giảm.

Thứ hai, Thông qua các giao dịch thực:

Bên cạnh những gian lận trong ước tính kế toán, doanh nghiệp còn có thể gian lận thông qua việc dàn xếp các giao dịch thực nhằm tăng lợi nhuận trong năm hiện tại, mặc dù các giao dịch đó có thể không có lợi cho công ty về lâu dài.

Thứ ba, Tăng doanh thu:

Một biện pháp mà nhiều doanh nghiệp thường sử dụng để tăng lợi nhuận khi nhận thấy nguy cơ không đạt kế hoạch đặt ra là giảm giá bán hoặc nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm tăng lượng hàng bán ra trong những tháng cuối năm tài chính. Biện pháp thứ hai là công bố kế hoạch tăng giá bán đầu năm sau.

Thứ tư, Cắt giảm các chi phí hữu ích:

Cắt giảm các chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí quảng cáo, chi phí duy tu bảo dưỡng thiết bị cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Các chi phí này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của công ty về lâu dài, vì vậy sử dụng giải pháp này cũng đồng nghĩa với các việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai.

Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều thủ thuật gian lận để làm đẹp các con số trong báo cáo tài chính. Nhiệm vụ của nhà đầu tư là không ngừng học tập và trau dồi thêm kiến thức để không bị đánh lừa và rơi vào tình thế rủi ro. Hãy tham khảo thêm các lớp học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao tại GmStock! Không ai muốn một mình chinh chiến, kiến thức là người bạn đồng hành tốt nhất cùng bạn trên con đường đầu tư.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )