Tỷ lệ lãi gộp là gì? Cách tính và ví dụ về tỷ lệ lợi nhuận gộp?

Tỷ lệ lãi gộp có thể hiểu là tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc hệ số biên độ lợi nhuận gộp là tỉ lệ lợi nhuận hiển thị dưới dạng % doanh thu. Cách tính tỷ lệ lợi nhuận gộp? Ví dụ về tỷ lệ lợi nhuận gộp?

Đối với các doanh nghiệp, lãi gộp là một phần không thể thiếu, thường xuất hiện trong các báo cáo tài chính. Việc xác định lãi gộp sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được sự phát triển của mình ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bên cạnh đó, kịp thời sáng tạo, tìm ra những hướng đi mới cho sự phát triển của công ty cũng như khắc phục những điều còn thiếu xót, làm chưa hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh hay đang tìm hiểu về lĩnh vực liên quan thì lãi gộp là một cụm từ vô cùng mới mẻ. 

1. Tỷ lệ lãi gộp là gì?

Tỷ lệ lãi gộp hay còn được hiểu là tỷ lệ lợi nhuận gộp.

Vậy tỷ lệ lãi gộp là gì?

Tỷ lệ lãi gộp có thể hiểu là tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc hệ số biên độ lợi nhuận gộp là tỉ lệ lợi nhuận hiển thị dưới dạng % doanh thu. Bên cạnh đó, dựa vào tỷ lệ lãi gộp, sẽ tính được lợi nhuận mà doanh nghiệp có được sau khi đã trừ hết các khoản chi phí kinh doanh.

Hoặc, cũng có thể so sánh tỷ lệ lãi gộp giữa các năm để đánh giá sự phát triển của một doanh nghiệp, đồng thời, cũng đánh giá được hiệu quả của mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp đang áp dụng. Và đây được đánh giá là thước đo hiệu quả của công ty sử dụng nguyên liệu thô và lao động trong quá trình sản xuất.

Và để hiểu tỷ lệ lãi gộp là gì thì chúng ta cần biết lãi gộp là gì?

Trong kinh doanh, lãi gộp còn được gọi là lãi ròng. Đây là số tiền lãi mà doanh nghiệp thu được sau khi lấy doanh thu thực tế trong quá trình kinh doanh trừ đi chi phí kinh doanh. Hoặc cũng có thể hiểu một cách đơn giản, lãi gộp chính là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với kinh doanh của những doanh nghiệp nhập hàng từ ngoài về bán mà không phải do công ty tự sản xuất thì lãi gộp là chênh lệch giữa doanh thu thuần và số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để nhập hàng. Còn đối với doanh nghiệp tự sản xuất hàng hóa thì lãi gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí dùng cho sản xuất hàng hóa. 

- Khi lãi gộp ở mức âm điều này thể hiện doanh nghiệp làm việc đang có dấu hiệu đi xuống và đang phải bù lỗ. Đối với trường hợp này cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục hoặc phải tìm ra hướng phát triển khác.

- Khi lãi gộp ở mức dương: điều này có nghĩa là nhu cầu và sự quan tâm của thị trường với sản phẩm ngày càng lớn. Doanh nghiệp cần dựa vào những yếu tố sẵn có để lên kế hoạch phát triển tiếp theo.

Ngoài ra, lãi gộp cũng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với một doanh nghiệp đó là:

- Lãi gộp sẽ giúp các doanh nghiệp có thể so sánh doanh thu đối với những doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Dựa vào đó các doanh nghiệp sẽ tìm ra những phương thức cạnh tranh lành mạnh nhưng vẫn sẽ đem lại lợi nhuận cao.

- Trường hợp nhận thấy lãi gộp bị ít hơn các doanh nghiệp cùng lĩnh vực khác, thì doanh nghiệp cần tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp mới.

- Ngoài ra, nếu biết tận dụng tính toán lãi gộp doanh nghiệp sẽ dựa vào tỷ suất lãi gộp từ đó nắm bắt được đâu là loại hình đang được ưa chuộng và có tiềm năng cao để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

- Xác định được lãi gộp doanh nghiệp sẽ biết được mình đang ở trạng thái như thế nào, nắm được tỷ lệ sinh lời của sản phẩm để từ đó có những mục tiêu, phương hướng phát triển phù hợp.

Trong thuật ngữ tiếng Anh được hiểu là Gross Profit Margin.

2. Cách tính tỷ lệ lợi nhuận gộp:

Công thức tính lãi gộp được xem là cách tính vô cùng đơn giản. Chúng ta có thể dựa vào định nghĩa lãi gộp là gì để đưa ra công thức:

Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng hóa

Ví dụ:

Để hiểu rõ hơn về công thức tính lãi gộp chúng ta cùng nhau xem xét ví dụ sau:

Doanh nghiệp B kinh doanh sản xuất cốc thủy tinh. Trong Quý 1 năm 2020, Doanh nghiệp B sản xuất được 1000 chiếc cốc thủy tinh, bán ra với chi phí là 150.000 VNĐ / chiếc, chi phí để sản xuất ra một chiếc cốc là 60.000 VNĐ / chiếc.

Từ đó, ta có thể tính lãi gộp của doanh nghiệp B  trong quý 1 năm 2020 là: 60.000.000

1000 x 150.000 – 1000 x 60.000 = 90.000.000 VNĐ

- Từ cách tính như trên doanh nghiệp B sẽ đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong quý 1 năm 2020, là đang lãi hay lỗ, nhu cầu thị trường về cốc thủy tinh với mẫu mã, giá thành như vậy đã phù hợp hay chưa có cần điều chỉnh gì hay không. Ngoài ra có thể đánh giá hoạt động của công ty đã hiệu quả hay chưa thông qua so sánh với các công ty có cùng ngành hàng như vậy.

Trong đó:

 - Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được trong quá trình mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Cũng có thể hiểu doanh thu là thu nhập dựa vào doanh thu thực tế của doanh nghiệp. Một số loại doanh thu thường gặp như doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản, doanh thu từ tiền gửi ngân hàng, cho vay...... Doanh thu thì có 2 loại doanh thu:

+ Doanh thu ròng: là khoản lợi nhuận sau khi đã hoàn tất việc chi trả các chi phí như thuế, khấu hao, bảo trì....

+ Doanh thu thuần: Doanh thu thuần là khoản lợi nhuận thực trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí liên quan như thuế tiêu thực đặc biệt, giảm giá bán hàng, lợi nhuận thu được nhưng chiết khấu....

Công thức tính doanh thu như sau:

Cách 1: 

Doanh thu = số đơn vị bán/ đơn vị dịch vụ * giá của sản phẩm hoặc dịch vụ

Cách 2: 

Doanh thu = số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ/ mua sản phẩm * giá trung bình sản phẩm/ dịch vụ

Ví dụ công thức tính doanh thu

Năm 2019, Công ty M bán được 10.000.000 máy tính dell với giá 13 triệu đồng một chiếc như vậy doanh thu bán hàng sẽ là:

Doanh thu bán hàng = 10.000.000 x 13 triệu= 130.000.000.000.000 đồng

- Giá vốn hàng hóa: bao gồm các chi phí sản xuất hàng hóa trong doanh nghiệp như chi phí sản xuất – nguyên liệu và vật tư được sử dụng, lao động, các chi phí liên quan như thuế tiền lương và lợi ích, chi phí đầu tư của doanh nghiệp được phân bổ cho sản xuất... 

Đối với những trường hợp doanh thu thuần thay cho Doanh thu, các bạn có thể áp dụng công thức sau:

Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = lợi nhuận gộp/doanh thu thuần.

Trong đó: - Hệ số biên lợi nhuận gộp là hệ số chỉ tổng lợi nhuận hoặc tỷ lệ lãi gộp được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận gộp chia cho doanh thu. Bên canh đó hệ số biên lợi nhuận được coi là một chỉ số hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Trong đó khi doanh đó có hệ số biên lợi nhuận gộp cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi và kiểm soát chi phí hiệu quả.

Tuy nhiên, lợi nhuận là điều đầu tiên mà các doanh nghiệp có thể tư xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào chỉ số này cũng cho ta một cái nhìn chuẩn xác về doanh nghiệp đó. Hệ số biên lợi nhuận gộp, mặt khác, lại có thể đem lại những thông tin cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Công thức tỷ lệ lãi gộp:

Tỷ lệ lãi gộp (%) = Lãi gộp / Doanh thu

3. Ví dụ tỷ lệ lợi nhuận gộp:

Ví dụ: Trong năm 2020, doanh nghiệp A có lãi gộp là 30 tỷ, doanh thu là 300 tỷ. Như vậy, tỷ lệ lãi gộp của doanh nghiệp trong năm 2020 ( % ) = 30/300= 10%. 

Tương tự, đến năm 2021, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp A thay đổi và có lãi gộp 30 tỷ, doanh thu 240 tỷ. Như vậy, tỷ lệ lãi gộp ( %) = 30/ 240 = 12,5%

Từ những con số trên, chúng ta có thể thấy rằng, doanh thu của năm 2020 với năm 2021 giảm 60 tỷ. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi gộp trong năm 2021 lại tăng 2,5% so với số liệu của năm 2020. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh đang có những bước phát triển, hiệu quả. Doanh nghiệp cần đưa thêm những chính sách, chiến lược hợp lý để việc kinh doanh phát triển hơn.

Đồng thời nhìn vào tỷ lệ lãi gộp trên chúng ta có thể thấy rằng, doanh nghiệp đang trên đà phát triển vậy nên ngoài việc cần duy trì những ý tưởng đang thực hiện mà còn cần cần mở rộng quy mô cũng đưa ra nhưng phương án, ý tưởng mới kết hợp với dự án cũ để hiệu quả kinh tế càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tỷ lệ lãi gộp cao hơn năm trước.

Từ những ví dụ trên có thể đưa ra một đánh giá là khi xác định được tỷ lệ lãi gộp sẽ dễ dàng đánh giá được:

- Hiệu quả của kinh doanh đang phát triển hay giảm sút. Từ đó, tìm ra nguyên nhân, đối với kinh doanh phát triển thì cần  phát huy thêm những việc đang làm và cần sáng tạo hơn. Còn đối với kinh doanh giảm sút thì phải cải thiện hoặc thay đổi chiến lược từ việc đánh giá các khía cạnh của kinh doanh để khắc phục được các vấn đề còn tồn đọng.

-  Nhìn vào tỷ lệ lãi gộp, người làm kinh doanh sẽ đánh giá và xem xét được tổng quát khả năng sinh lời, thu nhập. Bên cạnh đó, doanh nghiệp kịp thời đánh giá và đưa ra được những chính sách, chiến lược hợp lý, phù hợp với thị trường.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )