Trái phiếu ghi danh là gì? Tìm hiểu về trái phiếu ghi danh?

Trái phiếu ghi danh là gì? Trái phiếu ghi danh trong tiếng Anh được gọi là Definitive Bond. Một số vấn đề liên quan về trái phiếu ghi danh?

Trái phiếu trong giai đoạn ngày nay được chia thành nhiều loại khác nhau với những ưu, nhược điểm riêng. Chúng ta có trái phiếu Chính phủ và doanh nghiệp, trái phiếu lãi suất cố định và nhiều loại trái phiếu khác, Ngoài ra, chúng còn được chia thành trái phiếu ghi danh và vô danh. Với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường, trái phiếu ghi danh là khái niệm khá mù mờ. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

1. Trái phiếu ghi danh là gì?

Trước tiên, chúng ta hiểu về trái phiếu như sau:

Trái phiếu có thể hiểu đơn giản là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một khoảng thời gian xác định, với một lợi tức theo quy định.

Đối tượng phát hành trái phiếu ở đây bao gồm:

- Thứ nhất: Bộ Tài chính; Kho bạc Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước (đối với trái phiếu Chính phủ).

- Thứ hai: Doanh nghiệp bao gồm: công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Thứ ba: Những cá nhân, tổ chức có liên quan đến các hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Đặc điểm của trái phiếu:

Từ khái niệm được nêu cụ thể bên trên, sau khi đã hiểu bản chất trái phiếu là gì, để có thể phân biệt trái phiếu với các loại chứng khoán khác và đưa ra quyết định đầu tư, bạn cần nắm được các đặc điểm chung dưới đây của trái phiếu trên thị trường:

- Trái phiếu đem lại nguồn thu là tiền lãi với mức lãi suất ổn định. Đây là khoản thu cố định thường kỳ và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.

- Đối tượng cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền (gọi là Trái chủ) không phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp luật nào về hiệu quả sử dụng của nguồn vốn cho vay.

- Tất cả các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào đều có thể mua trái phiếu. Trái phiếu được ghi danh là trái phiếu có ghi tên của trái chủ, ngược lại, trái phiếu không có tên gọi là trái phiếu vô danh.

- Đối tượng phát hành trái phiếu bao gồm: kho bạc nhà nước (trái phiếu kho bạc); trái phiếu của doanh nghiệp; công trái (trái phiếu chính phủ).

- Về bản chất, trái phiếu thực chất được hiểu là một loại chứng khoán nợ. Vì vậy, khi bị giải thể, công ty có nghĩa vụ bắt buộc phải thanh toán đầy đủ cho người nắm giữ trái phiếu từ cổ phần hiện có. Khi các khoản nợ trái phiếu được hoàn thành, các cổ đông có thể nhận tiền từ lượng cổ phần còn lại.

Trái phiếu ghi danh được hiểu như sau:

Trái phiếu ghi danh được hiểu là loại trái phiếu có điền đầy đủ các thông tin như tên, địa điểm của trái chủ (người sở hữu trái phiếu) trên chứng chỉ và trên sổ của tổ chức phát hành.

Hiểu một cách đơn giản thì trái phiếu ghi danh là trái phiếu có chứng nhận quyền sở hữu. Tên và thông tin của chủ sở hữu trái phiếu sẽ được lưu lại trong hồ sơ của nhà phát hành trái phiếu.

Đặc điểm của trái phiếu ghi danh cụ thể như sau:

- Trái phiếu ghi danh có tính pháp lý khi có lưu tên và thông tin của trái chủ trong sổ sách của nhà phát hành trái phiếu

- Mệnh giá của trái phiếu được ghi rõ ràng.

- Lãi suất của trái phiếu ghi danh được tính theo định kỳ hoặc theo thời hạn. Việc hưởng lãi suất sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người đã đăng ký sở hữu trái phiếu đó.

- Khi cần chuyển nhượng, mua bán… người sở hữu trái phiếu cần thực hiện các thủ tục sang tên. Giao dịch chuyển nhượng, mua bán chỉ hoàn tất khi có sự đồng ý của người đang đứng tên sở hữu trái phiếu.

- Trường hợp trái phiếu bị mất cắp người sở hữu có thể được hỗ trợ từ tổ chức phát hành cho nên đảm bảo sự an toàn nhất định.

- Trái phiếu ghi danh thể hiện mối ràng buộc chặt chẽ giữa người sở hữu trái phiếu và người phát hành nên đảm bảo an toàn.

Trái phiếu ghi danh trong tiếng Anh được gọi là: Definitive Bond.

2. Một số vấn đề liên quan về trái phiếu ghi danh:

Các phương thức chuyển nhượng trái phiếu ghi danh phổ biến nhất hiện nay:

Như đã nói, trái phiếu ghi danh là loại có thể chuyển nhượng quyền sở hữu cho những người khác nhau. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này yêu cầu những quy định và thủ tục pháp lý nghiêm ngặt. Hai phương thức nhà đầu tư có thể chuyển nhượng trái phiếu như sau:

- Phương thức 1: Mua đi, bán lại:

Để mua đi bán lại trái phiếu ghi danh, người sở hữu và bên mua phải cùng đi tới nơi phát hành. Người sở hữu cần mang theo các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, giấy tờ tùy thân. Việc mua bán trái phiếu sẽ thành công sau khi thỏa thuận và làm xong thủ tục giao dịch.

- Phương thức 2: Thừa kế:

Đây là trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu phức tạp nhất bởi nó phụ thuộc nhiều vào số lượng người thừa kế cũng như cá nhân người thừa kế. Cụ thể như sau:

+ Trường hợp 1: Cá nhân một người nhận thừa kế:

Lúc này, hồ sơ chuyển nhượng trái phiếu bao gồm: CMND/CCCD của người thừa kế, cùng xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú; Tờ trái phiếu được ghi danh trong danh mục được thừa kế; Bản di chúc văn bản hoặc bản ghi âm của người lập thừa kế cùng người làm chứng.

+ Trường hợp 2: Nhiều người được thừa kế:

Lúc này, hồ sơ chuyển nhượng trái phiếu bao gồm: CMND/CCCD của người đại diện nhận thanh toán; Tờ trái phiếu trong danh mục được thừa kế; Bản di chúc văn bản hoặc bản ghi âm của người lập thừa kế cùng người làm chứng; Đơn xin thanh toán có chữ ký của tất cả những người được hưởng thừa kế. Cùng ủy nhiệm cho một người làm thủ tục thanh toán.

+ Trường hợp 3: Người thừa kế chưa đến tuổi vị thành niên hoặc không có năng lực hành vi dân sự:

Lúc này, hồ sơ chuyển nhượng trái phiếu bao gồm: CMND/CCCD của người đại diện hoặc người giám hộ hợp pháp theo pháp luật; Tờ trái phiếu trong danh mục thừa kế; Xác nhận của địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền về người giám hộ/ đại diện theo pháp luật.

So sánh trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh:

Trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh đều có thể mang lại thu nhập cho chủ người nắm giữ. Tuy nhiên, giữa hai loại trái phiếu này có các đặc điểm khác nhau cụ thể như sau:

Tiêu chí so sánh Trái phiếu ghi danh Trái phiếu vô danh
Giống nhau - Đều là một loại chứng khoán- Đều mang lại thu nhập cho nhà đầu tư
Khác nhau
Bản chất Trái phiếu ghi danh có ghi tên và thông tin của chủ sở hữu trái phiếu trên tờ trái phiếu và sẽ được lưu lại trong hồ sơ của nhà phát hành trái phiếu. Trái phiếu vô danh không ghi tên người sở hữu cả trên tờ trái phiếu lẫn trên sổ sách của nhà phát hành
Phiếu lãi đi kèm Không có Có phiếu lãi đi kèm. Phiếu lãi có thể tách rời
Quyền sở hữu trái phiếu Người được ghi tên trên trái phiếu và trong hồ sơ của nhà phát hành Được nắm bởi bất cứ ai có trái phiếu và giữ nó.
Thời hạn trả lãi Theo kỳ hạn ghi trên trái phiếu và cam kết của nhà phát hành Nửa năm một lần
Tính pháp lý Có tính pháp lý Không có tính pháp lý, không đăng ký tên người sở hữu.
Tính chuyển nhượng Có thể chuyển nhượng. Thủ tục chuyển nhượng theo quy định của tổ chức phát hành Có thể chuyển nhượng. Chuyển nhượng dễ dàng không cần thủ tục pháp lý
Độ rủi ro khi đầu tư Ít, được đảm bảo an toàn. Được bảo vệ trong trường hợp mất cắp Độ rủi ro cao vì không đăng ký tên người sở hữu. Không được bảo vệ nếu xảy ra mất cắp
Tính minh bạch khi đầu tư Đầu tư minh bạch, công khai Một cá nhân có thể mua số lượng lớn trái phiếu vô danh và nhận được tiền lãi mà vẫn có thể ẩn danh

Các chủ thể có nên đầu tư trái phiếu ghi danh không?

Nếu các chủ thể quan tâm đến trái phiếu và có nhu cầu tăng thu nhập thông qua đầu tư trái phiếu thì hoàn toàn nên đầu tư vào trái phiếu ghi danh bởi vì:

- Trái phiếu ghi danh có tính pháp lý, có đăng ký tên người sở hữu.

- Trái phiếu ghi danh có độ an toàn đối với tài sản mà bạn bỏ ra và lợi nhuận thu được hấp dẫn. Bạn cũng không cần phải quá lo lắng về loại trái phiếu này mà chỉ cần đầu tư đúng hướng thì sẽ thu được kết quả như mong đợi.

- Trường hợp xảy ra mất cắp, chủ sở hữu trái phiếu vẫn sẽ được bảo vệ vì tên, thông tin của trái chủ đã được lưu trong hồ sơ của tổ chức phát hành trái phiếu.

Trái phiếu ghi danh là một loại trái phiếu đáng để đầu tư nếu như bạn đang tìm kiếm loại trái phiếu chất lượng, đảm bảo sự an toàn và mang thu nhập tối đa cho các chủ thể là những nhà đầu tư.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )