Tiếp thị lại là gì? Hướng dẫn cách làm Remarketing hiệu quả?

Tiếp thị lại là gì? Tiếp thị lại trong tiếng Anh là Remarketing. Một số vấn đề về tiếp thị lại? Thiết lập chiến dịch tiếp thị lại?

Tiếp thị lại được đánh giá là một trong những cách tốt nhất để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn đến với khách hàng. Hiệu quả của tiếp thị lại đã được chứng thực khi có hơn 70% khách hàng được tiếp thị lại thực hiện chuyển đổi. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

1. Tiếp thị lại là gì?

Tiếp thị (Marketing) được hiểu cơ bản chính là quy trình quản lý với trách nhiệm dự đoán, xác định nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách Marketing để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Thực chất thì tiếp thị không chỉ đơn thuần là quảng bá và bán hàng.

Tiếp thị đề cập đến tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp liên quan đến việc mua và bán một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó liên quan đến việc tìm hiểu những gì người tiêu dùng muốn và xác định xem có thể sản xuất nó với mức giá phù hợp hay không. Công ty sau đó làm và bán nó.

Trong marketing kỹ thuật số, tiếp thị lại được hiểu cơ bản chính là hoạt động phân phối quảng cáo trên internet đến những người dùng đã truy cập vào trang web của bạn. Tiếp thị lại cho phép các chủ thể có thể theo dõi người dùng trên internet và phân phối lại các quảng cáo về thương hiệu của mình trên các trang web hoặc nền tảng mà người dùng sử dụng nhiều nhất. Tiếp thị lại có thể được sử dụng để quảng cáo một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc để đạt được một mục tiêu chuyển đổi nhất định.

Tiếp thị lại là hình thức tiếp thị phổ biến mang lại hiệu quả cao.

Ví dụ cụ thể như trên các sàn thương mại điện tử, quảng cáo Tiếp thị lại có thể được sử dụng để nhắc nhở khách hàng về việc chưa hoàn thành thanh toán giỏ hàng bằng cách hiển thị quảng cáo về các sản phẩm liên quan trên các nền tảng mà người dùng thường truy cập.

Tiếp thị lại trong tiếng Anh là: Remarketing.

2. Một số vấn đề về tiếp thị lại:

Cách thức tiếp thị lại hoạt động:

Là một người dùng Internet, chắc hẳn các đã từng bắt gặp hộp nội dung dạng này khi truy cập vào một trang web nào đó:

Trang web hỏi ý kiến người dùng về việc “theo dõi” họ trên internet

Khi  nhấp chọn vào ô “I Accept” (“Tôi chấp nhận”) nghĩa là chủ thể đang cho phép các công ty thực hiện việc tiếp thị lại cho chính mình.

Cách thức tiếp thị lại hoạt động, về mặt kỹ thuật, là khi một người dùng bất kỳ truy cập vào trang web của bạn, bạn được phép sử dụng thẻ javascript (được gọi là pixel) để đặt cookie trong trình duyệt của người dùng. Cookie này là một tệp nhỏ lưu trữ các thông tin khác nhau, nó chỉ theo dõi lượt truy cập hay hành động trên trang web mà không lưu lại bất kỳ thông tin cá nhân nhạy cảm nào như tên, địa chỉ, tài khoản,… Sau đó, khi người dùng rời khỏi trang web, cookie sẽ thông báo cho nền tảng tiếp thị lại để phân phát quảng cáo dựa trên các hành vi, tương tác của người dùng trên trang web của bạn.

Những lợi ích của tiếp thị lại:

- Tiếp thị lại giúp gia tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu:

Tiếp thị lại được đánh giá là cách tuyệt vời để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của bạn đến khách hàng tiềm năng.

Tiếp thị lại Remarketing với đối tượng khách hàng này giúp nhắc nhở về sản phẩm hay dịch vụ họ đã tham khảo. Xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần khắc sâu vào tâm trí khách hàng hình ảnh của thương hiệu và kéo khách hàng truy cập lại vào trang web hay ứng dụng để tiếp tục quá trình ra quyết định.

- Tiếp thị lại giúp cá nhân hóa quảng cáo

Các quảng cáo tiếp thị lại có thể được cá nhân hóa để phù hợp với từng người dùng hoặc phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu, hành vi, tương tác cụ thể. Remarketing cho phép điều chỉnh nội dung tiếp thị và đảm bảo rằng người dùng tiếp cận được với quảng cáo phù hợp nhất. Chính nhờ vào khả năng cá nhân hóa qua mỗi quảng cáo, remarketing giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đến đúng người, đúng thời điểm và gia tăng cơ hội tương tác.

- Tiếp thị lại giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi:

Trung bình chỉ có 2% khách hàng truy cập web lần đầu có hành động chuyển đổi. Vậy 98% còn lại sẽ là đối tượng mục tiêu của Remarketing. Và thực tế cũng cho thấy, những khách hàng nhìn thấy các quảng cáo Tiếp thị lại có khả năng chuyển đổi mua hàng cao hơn 70%.

Tiếp thị lại hiện nay đã xuất hiện liên tục như một yếu tố nhắc nhở và thúc đẩy người dùng ra quyết định mua hàng. Để hiệu quả hơn, các quảng cáo tiếp thị lại còn thường chứa nhiều yếu tố khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn để kích thích tiêu dùng từ khách hàng. Tỷ lệ chuyển đổi cũng bởi vì nhờ có vậy mà tăng cao, kéo theo là gia tăng doanh số.

Tiếp thị lại gồm những hình thức nào?

Có rất nhiều hình thức tiếp thị lại khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Các chủ thể có thể kết hợp nhiều hình thức tiếp thị lại khác nhau để mang lại hiệu quả chuyển đổi:

Các hình thức tiếp thị lại với nền tảng Adwords bao gồm:

- Video Remarketing (Tiếp thị lại qua video): với hình thức remarketing này, quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị dưới dạng video quảng cáo mở đầu trên Youtube hoặc các đối tác khác của Google và phân phối đến những người dùng đã truy cập vào web của các chủ thể.

- Search Remarketing (Tiếp thị lại theo tìm kiếm): Khi ai đó search từ khóa và truy cập vào trang web của bạn thông qua quảng cáo trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) mà chưa thực hiện chuyển đổi. Sau đó remarketing sẽ làm nhiệm vụ phân phối các quảng cáo của bạn đến người dùng mỗi lần họ tìm kiếm tương tự.

- Display Remarketing (Tiếp thị lại qua hiển thị hình ảnh): quảng cáo remarketing ở hình thức này hiển thị dưới dạng hình ảnh trên các trang web khác hoặc cũng có thể được thiết lập quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter.

- Dynamic Remarketing (Tiếp thị lại động): các quảng cáo tiếp thị lại ở hình thức này được tự động điều chỉnh về nội dung sao cho phù hợp nhất với từng người dùng.

- Social Media Remarketing (Tiếp thị lại truyền thông xã hội): bạn có thể remarketing trên Facebook, LinkedIn hay Pinterest - nơi mà người dùng truy cập thường xuyên nhất để phân phát quảng cáo tiếp thị lại.

- Customer List Remarketing (Tiếp thị lại trên danh sách khách hàng): bạn có thể tải lên danh sách thông tin liên hệ mà khách hàng đã cung cấp. Khi những người dùng này đăng nhập vào Google hoặc trang mạng xã hội cụ thể, bạn có thể hiển thị quảng cáo trên các web hoặc nền tảng nhắm đúng đối tượng trong danh sách.

Ta nhận thấy rằng, tiếp thị lại trong giai đoạn hiện nay cũng được ví như lời nhắc nhở nhẹ nhàng đến các khách hàng tiềm năng, để họ không thể bỏ qua một sự lựa chọn tuyệt vời cho nhu cầu và sự quan tâm của họ. Hiểu và áp dụng cách Remarketing một cách khéo léo, người dùng sẽ chẳng do dự mà ra quyết định để trở thành khách hàng của thương hiệu.

3. Thiết lập chiến dịch tiếp thị lại:

Các bước thiết lập chiến dịch tiếp thị lại (Remarketing) bao gồm các bước cơ bản được nêu sau đây:

- Bước 1: Tạo ra 1 tệp khách hàng đã truy cập website

Tệp này rất nhỏ, chỉ với vài ngàn tới vài chục ngàn người

Vì tệp này rất nhỏ nên số tiền bỏ ra để chạy quảng cáo rất ít và quảng cáo này chỉ phủ trên tệp này. Thông qua các hình thức như SEO, quảng cáo Google, Facebook, Zalo, Instagram, GDN v.v… sẽ có một lượng traffic đổ vào website của các chủ thể. Khi website của bạn cài mã tiếp thị lại thì lượng khách hàng truy cập vào website sẽ tăng dần hằng ngày, bạn có thể đặt mã tiếp thị lại này trong vòng 30, 60, 90 ngày đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ nhìn thấy quảng cáo của bạn trong từng đó thời gian.

Những website lớn thường đặt thời gian tiếp thị lại trong thời gian ngắn (Khoảng 30 ngày), những website có lượt tương tác thấp sẽ để thời gian tiếp thị lại lâu hơn. Nếu sử dụng tiếp thị lại remarketing trong thời gian dài thì hiệu quả sẽ thường giảm xuống.

- Bước 2: Chạy quảng cáo GDN trên tệp khách hàng đã truy cập ở bước 1:

Sau khi có một lượng khách hàng nhất định đổ về website, bạn cần thiết lập chiến dịch tiếp thị lại (GDN) cho tệp khách hàng đã truy cập website thông qua các hình thức đã thực hiện ở bước 1.

Cần phân biệt chiến dịch GDN ở bước 2 và chiến dịch GDN ở bước 1.

Ở bước 1, mục đích chính của chiến dịch GDN là đổ traffic vào phễu bán hàng.

Chiến dịch GDN ở bước 2 này lại có tác dụng tập trung vào đối tượng đã quan tâm tới sản phẩm dịch vụ.

Và khi làm tốt bước quảng cáo GDN trên tệp khách hàng này ta sẽ làm gia tăng tỷ lệ khách hàng mua hàng với mức chi phí quảng cáo vô cùng hợp lý.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )