Thất bại thị trường là gì? Các dạng thất bại thị trường phổ biến

Thất bại thị trường là gì? Thất bại thị trường trong tiếng Anh là Market Failure. Các dạng thất bại thị trường phổ biến?

Thất bại thị trường là tình huống kinh tế phản ánh với các lợi ích của cá nhân với nhóm tương ứng. Khi mà các hành vi cá nhân không mang đến lợi ích được đảm bảo cho nhóm. Nó được phản ánh với các cân đối về cung và cầu. Với sự phân bố các hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường không hiệu quả. Có thể là các tính toán phan bổ không hợp lý. Hay các nhu cầu đảm bảo tính chất công cộng không nhận về lợi ích. Nó có thể phản ánh cho thất bại của một nhóm. Hoặc thất bại của Chính phủ trong một số trường hợp cung ứng hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo lợi nhuận thu về.

1. Thất bại thị trường là gì?

Thất bại thị trường trong tiếng Anh là Market Failure.

Khái niệm. 

Thất bại thị trường là một tình huống kinh tế thực hiện với các hoạt động phân phối hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường. Được tiến hành cả với hoạt động của Chính phủ hay các đơn vị tư nhân. Trong đó hàng hóa và dịch vụ không được phân phối hiệu quả trong thị trường tự do. Mang đến các phản ánh thất bại khi phân phối không phù hợp các nhu cầu tương ứng. Hay các lợi ích không được đảm bảo thu lại. Trong thất bại thị trường, các động cơ khuyến khích hành vi lí trí cho cá nhân không dẫn đến kết quả hợp lí cho toàn nhóm.

Các tính chất trong phân phối không hợp lý làm cho cung cầu không cân đối. Tóm lại làm cho giá trị hàng hóa phản ánh trên thị trường không đảm bảo thu về lợi ích tối đa. Phân bổ hàng hóa và dịch vụ không hiệu quả, thường dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội ròng. Nó tác động trực tiếp đến tính chất đảm bảo trong nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích tương ứng của người bán và ngược lại.

Thất bại thị trường có thể được xem là kịch bản trong đó việc theo đuổi lợi ích cá nhân thuần túy của cá nhân. Không cân nhắc phù hợp với lợi ích chung của nhóm. Dẫn đến kết quả không hiệu quả - có thể được cải thiện theo quan điểm xã hội. Các cá nhân có thể không đảm bảo được lợi ích cho chính mình như tính toán. Càng làm ảnh hưởng đến lợi ích cân đối của nhóm. Ngoài ra, nếu các thất bại được xác định bởi chính phủ, có thể tác động đến hiệu quả các nguồn thu chi tài chính không được đảm bảo. Gây các áp lực lớn hơn với nghĩa vụ của công dân trong tương lai.

Thất bại của thị trường thường liên quan đến các ưu tiên không nhất quán được xác định.

Như ưu tiên thời gian, sự bất cân xứng thông tin, thị trường không cạnh tranh. Hay các vấn đề về đại lý chính hoặc các yếu tố bên ngoài. Sự ưu tiên không được cân đối và đảm bảo lợi ích cho nhóm. Nói cách khác, mỗi cá nhân đưa ra quyết định đúng đắn cho mình. Mong muốn các lợi ích nhận về trên cơ sở tính toán. Nhưng những quyết định này là sai cho toàn nhóm, hoặc cũng có thể nhận về các lợi ích cá nhân không đảm bảo đã xác định. Trong kinh tế vi mô truyền thống, điều này đôi khi được thể hiện là tình huống lượng cung không bằng với lượng cầu.

Các cá nhân thực hiện điều chỉnh cân đối lợi ích cho mình. Thất bại thị trường có thể xảy ra bất cứ khi nào các cá nhân trong một nhóm đạt được kết quả tồi tệ hơn nếu họ không hành động vì lợi ích cá nhân một cách hoàn toàn lí trí. Nó mang đến các suy nghĩ trong việc cần đảm bảo lợi ích riêng trước. Bởi lợi ích cá nhân là điều họ sẽ nhận được, trong khi lợi ích nhóm phải được thực hiện bằng nghĩa vụ của tất cả thành viên. Một nhóm như vậy phải gánh chịu quá nhiều chi phí hoặc nhận được quá ít lợi ích. Các lợi ích này không được đặt lên hàng đầu khi cá nhân thực hiện các điều chỉnh.

Các kết quả trong thất bại thị trường thường không hiệu quả về kinh tế. Khi các phân bổ cung cầu không hợp lý và hiệu quả hoạt động hay khái thác tiềm năng thị trường không được đảm bảo. Với kết quả đó, định hướng trong chiến lược tìm kiếm hay khai thác trên thị trường không được thực hiện hiệu quả. Nó có thể đến từ hoạt động của nhóm kinh doanh hoặc từ hoạt động của chính phủ. Thất bại thị trường không mô tả sự không hoàn hảo vốn có trong nền kinh tế thị trường. Mà phản ánh các khai thác triệt để nhu cầu trên thị trường. Và được đảm bảo bằng các tính toán và phân phối hợp lý nguồn cung cho những khu vực khác nhau.

Một số ví dụ và tính chất phản ánh.

Một ví dụ đáng chú ý là sự trục lợi của các nhóm có lợi ích đặc biệt. Các nhóm có lợi ích đặc biệt có thể thu được món lợi lớn bằng cách vận động hành lang để đặt ra các khoản phí nhỏ cho những người khác. Họ mong rằng sự ổn định trong các khoản chi phí nhỏ sẽ mang đến các lợi ích tương ứng khi tham gia vào thị trường. Chẳng hạn như thông qua thuế quan. Khi các khoản phí này bị thu, toàn nhóm sẽ phải chịu thiệt hại lớn hơn so với lúc trước. Các tính toán ban đầu nhằm tìm kiếm lợi ích thông qua trục lợi. Và thất bại này được thể hiện là thất bại thị trường.

Ngoài ra, không phải mọi kết quả xấu từ hoạt động thị trường đều được coi là một thất bại thị trường. Thất bại được thể hiện trong tình huống cụ thể với tính chất phân bổ không hợp lý hàng hóa, dịch vụ. Mà các lợi ích cần được đảm bảo cho toàn nhóm với các tính toán trong khai thác nhu cầu thị trường tiềm năng. Thất bại thị trường cũng không ngụ ý rằng các tác nhân trên thị trường tư nhân không thể giải quyết vấn đề phát sinh.

Mặt khác, không phải mọi thất bại thị trường đều có giải pháp khắc phục. Ngay cả khi có thêm các qui định quản lí hoặc tăng cường nhận thức của công chúng. Nó phải được thay đổi từ tư duy thực hiện cho lợi ích chung của nhóm. Cũng như các cân đối của Chính phủ khi thực hiện các hàng hóa công cộng. Từ đó cân đối với tính chất phản ánh cung cầu ở các vùng khác nhau hay trên các thị trường hàng hóa. Từ đó phân bổ hàng hóa, dịch vụ đảm bảo với nhu cầu tiêu dùng. Đưa đến những phù hợp và hiệu quả trong hoạt động kinh tế.

2. Các dạng thất bại thị trường phổ biến:

Thất bại thị trường phản ánh trong sự phân bổ và khai thác không hiệu quả nhu cầu thị trường. Thường được nhắc đến bao gồm ngoại ứng, độc quyền, thông tin bất đối xứng và sự bất linh hoạt của các nhân tố. Như với độc quyền, nếu không có sự quản lý giá từ nhà nước. Các nhu cầu phản ánh càng cao càng khiến cho các doanh nghiệp tăng giá và thu lợi lớn.Trong khi ho thu lợi về thì các người tiêu dùng không đảm bảo về lợi ích. Khi phải bỏ ra giá trị quá lớn. Nó mang đến các tác động mất cân đối trong nền kinh tế. Từ đó ảnh hưởng đến lợi ích chung của nhóm.

Một thất bại thị trường dễ minh họa là hàng hóa công cộng.

Đây là các hoạt động phân phối hàng hóa của Chính phủ hoặc các nhà sản xuất nói chung. Trong đó, không thu được các giá trị lợi nhuận trong trao đổi hay sử dụng dịch vụ. Hàng hóa công cộng là hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhà sản xuất không thể ngăn chặn người không trả tiền sử dụng chúng. Và việc tiêu dùng sản phẩm của một cá nhân không ngăn cản người khác sử dụng chúng. Với hàng hóa công cộng, vẫn cần có sự tham gia của nguồn nguyên liệu, các lực lượng và chi phí trong sản xuất, phân phối. Tuy nhiên, vì các đảm bảo trong tính chất phúc lợi xã hội, nó được phân phối trên thị trường không tìm kiếm lợi nhuận.

Không có bất cứ nghĩa vụ nào được đặt ra với nhu cầu trong sử dụng. Đặc biệt là các chi phí tham gia trong giá trị sản phẩm không được thu hồi. Do đó, không ai có thể cản trở các nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Bởi vậy mà nó không mang đến hiệu quả khai thác thi trường. Từ đó phản ánh thất bại thị trường.

Hàng hóa công cộng đều không đối thủ và không thể loại trừ. Các tính chất trong nhu cầu phản ánh càng cao càng khiến cho thất bại thị trường phản án rõ nét. Ở đây chúng ta không bàn đến các ý nghĩa về xã hội mà chỉ xem xét với lợi ích kinh tế. Hàng hóa công cộng thường được cung cấp bởi nhà nước. Với tính chất của một khoản chi tài chính. Do đó làm tăng nghĩa vụ của công dân trong đảm bảo nguồn thu cho tài chính. Do đó sự tồn tại của một thất bại thị trường thường là lý do mà các tổ chức tự điều tiết, chính phủ hoặc các tổ chức siêu quốc gia can thiệp vào một thị trường đặc biệt.

Các can thiệp chính sách của chính phủ, như thuế, trợ cấp, cứu trợ, kiểm soát tiền lương và giá cả, cũng có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Đôi khi được gọi là thất bại của chính phủ.

Quốc phòng là một trong những hàng hóa công cộng.

Đây là hoạt động được nhà nước đảm bảo thực hiện đảm bảo các quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhân dân. Mỗi công dân đều nhận được lợi ích tương đương bất kể họ trả bao nhiêu tiền. Do đó tính chất cung cấp hàng hóa vẫn phải được đảm bảo tiến hành trên thực tế. Nó là hàng hóa tồn tại đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Vì các chính phủ không thể sử dụng một hệ thống giá cạnh tranh để xác định mức độ chính xác của quốc phòng, nên họ cũng gặp khó khăn lớn để thu được số tiền tối ưu để tài trợ cho hoạt động này. Đây có thể là một ví dụ về một thất bại thị trường không có giải pháp triệt để.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )