Siêu lạm phát là gì? Nguyên nhân và đặc điểm siêu lạm phát?

Trong một nền kinh tế nếu gặp phải tình trạng siêu lạm phát tức là nền kinh tế của quốc gia đó đang bị ảnh hưởng hết sức nặng nề và cần phải được giải quyết bằng các giải pháp hữu hiệu nhất. Vậy để hiểu thêm về nội dung " Siêu lạm phát là gì? Nguyên nhân và đặc điểm siêu lạm phát"

1. Siêu lạm phát là gì?

Khi chúng ta nhắc tới tình trạng siêu lạm phát chắc hẳn sẽ hiểu được nôm na về vấn đề này là như thế nào, đây được hiểu là một thuật ngữ để mô tả về sự tăng giá cả hàng hóa nhanh chóng, quá mức và ngoài tầm kiểm soát trong một nền kinh tế. Mặc dù siêu lạm phát là tình trạng hiếm gặp đối với các nước có nền kinh tế phát triển, nó đã xảy ra nhiều lần trong suốt lịch sử ở các quốc gia như Trung Quốc, Đức, Nga, Hungary và Argentina.

Siêu lạm phát xảy ra khi giá đã tăng hơn 50% mỗi tháng trong một tháng. Để so sánh, tỉ lệ lạm phát của Mỹ đo bằng chỉ số giá tiêu dùng thường dưới 2% mỗi năm. Siêu lạm phát khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp cần nhiều tiền hơn để mua sản phẩm do giá tăng cao hơn. Trong khi lạm phát bình thường được đo lường theo mức tăng giá hàng tháng, siêu lạm phát có thể tăng tới 5 đến 10% một ngày.

Nếu tiền lương không theo kịp siêu lạm phát trong nền kinh tế, mức sống của người dân sẽ giảm vì họ không đủ khả năng chi trả cho các nhu cầu cơ bản và chi phí sinh hoạt. Mọi người có thể tích trữ hàng hóa, bao gồm cả thực phẩm vì giá tăng, do đó tạo ra tình trạng thiếu nguồn cung thực phẩm.

Khi giá tăng quá mức, tiền mặt hoặc tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng bị mất giá hoặc thành vô giá trị vì sức mua giảm đi rất nhiều. Tình hình tài chính của người tiêu dùng xấu đi và có thể dẫn đến phá sản. Người dân có thể không đi gửi tiền dẫn đến các định chế tài chính, ngân hàng và người cho vay bị phá sản. Tiền thu thuế cũng giảm do người tiêu dùng và doanh nghiệp không thể trả tiền, dẫn đến việc chính phủ không thể cung ứng các dịch vụ cơ bản.

Siêu lạm phát trong tiếng Anh là "Hyperinflation".

2. Nguyên nhân của lạm phát:

Thứ nhất do cung tiền tăng cao quá mức:

Siêu lạm phát đã xảy ra trong thời kỳ suy thoái và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Biện pháp đối phó với suy thoái thường là gia tăng cung tiền của ngân hàng trung ương để khuyến khích các ngân hàng cho vay tạo ra chi tiêu và đầu tư.

Tuy nhiên nếu cung tiền gia tăng không được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế, kết quả có thể dẫn đến siêu lạm phát. Lúc này doanh nghiệp tăng giá bán để tăng lợi nhuận và duy trì hoạt động. Người tiêu dùng đồng ý trả giá cao hơn vì lúc này họ có nhiều tiền hơn, dẫn đến lạm phát.  Khi nền kinh tế xấu đi, các công ty lại tăng giá, người tiêu dùng trả nhiều tiền hơn, ngân hàng trung ương thêm tiền, dẫn đến một vòng luẩn quẩn và siêu lạm phát.

Thứ hai, do mất niềm tin:

Siêu lạm phát thường xảy ra khi niềm tin vào đồng tiền của một quốc gia và khả năng duy trì giá trị tiền tệ của ngân hàng trung ương bị mất đi, ví dụ như trong thời chiến. Các công ty bán hàng hóa trong và ngoài nước yêu cầu một phần bù rủi ro để chấp nhận sử dụng đồng tiền bằng cách tăng giá hàng hóa.  Lúc này, mọi người bắt đầu tích trữ hàng hóa, khiến cho nhu yếu phẩm trở nên khan hiếm. Đáp lại, chính phủ buộc phải in thêm tiền để cố gắng ổn định giá cả và tăng thanh khoản, điều này chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề và dẫn đến siêu lạm phát.

3. Đặc điểm của lạm phát:

+ Lạm phát là tốc độ mà mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ đang tăng lên và do đó, sức mua của tiền tệ đang giảm.

+ Lạm phát được phân thành ba loại: Lạm phát kéo theo nhu cầu, lạm phát đẩy chi phí và lạm phát tích hợp.

+ Các chỉ số lạm phát được sử dụng phổ biến nhất là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá bán buôn (WPI).+ Lạm phát có thể được xem xét tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào quan điểm cá nhân và tốc độ thay đổi.

+  Những người có tài sản hữu hình, như tài sản hoặc hàng hóa dự trữ, có thể muốn thấy một số lạm phát khi điều đó làm tăng giátrị tài sản của họ.

+ Những người nắm giữ tiền mặt có thể không thích lạm phát, vì nó làm xói mòn giá trị nắm giữ tiền mặt của họ.

+ Lý tưởng nhất là mức lạm phát tối ưu là cần thiết để thúc đẩy chi tiêu ở một mức độ nhất định thay vì tiết kiệm, từ đó nuôi dưỡng tăng trưởng kinh tế.

4. Các giải pháp khắc phục tình trạng lam phát:

4.1. Những biện pháp tình thế:

Những biện pháp này được áp dụng với mục tiêu giảm tức thời “cơn sốt lạm phát”, trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Các biện pháp này thường được áp dụng khi nền kinh tế lâm vào tình trạng siêu lạm phát.

+ Các biện pháp tình thế được Chính phủ các nước áp dụng, trước hết là phải giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền và lưu thông.

Biện pháp này còn gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Tỷ lệ lạm phát tăng cao, ngay lập tức ngân hàng trung ương phải dùng các biện pháp có thể đưa đến tăng cung ứng tiền tệ như ngừng thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết đối với các tổ chức tín dụng, dùng việc mua vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước.

Áp dụng các biện pháp giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế như: ngân hàng trung ương bán ra các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, bán ngoại tệ và vay, phát hành các công cụ nợ của Chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế bù đắp cho bội chi ngân sách Nhà nước., tăng lãi suất tiền gửi đặc biệt là lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư. Các biện pháp này rất có hiệu lực vì trong một thời gian ngắn nó có thể giảm bớt được một khối lượng khá lớn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế quốc dân, do đó giảm được sức ép lên giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.

+ Thực thi chính sách “Tài chính thắt chặt” như cắt giảm những khoản chi chưa cần thiết trong nền kinh tế, cân đối lại ngân sách và cắt giảm chi tiêu đến mức có thể được.

+ Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch, giảm nhẹ thuế quan và các biện pháp cần thiết khác để thu hút hàng hóa từ nước ngoài vào.

+ Đi  vay và xin viện trợ từ nước ngoài.

+ Cải cách tiền tệ. Đây là biện pháp cuối cùng phải xử lý khi tỷ lệ lạm phát quá cao mà các biện pháp trên đây chưa mang lại hiệu quả mong muốn.

4.2. Những biện pháp chiến lược:

Đây là những biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tổng hợp các biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế lâu dài của đất nước, làm cơ sở cho sự ổn định tiền tệ một cách bền vững. Các biện pháp chiến lược thường được áp dụng:

 - Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng lưu thông hàng hóa .

- Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc giảm chi tiêu thường xuyên của ghân sách Nhà nước trên cơ sở đó giảm bội chi ngân sách Nhà nước.

- Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, chống thất thu, đặc biệt là thất thu về thuế, nâng cao hiệu quả của các khoản chi ngân sách Nhà nước.

Như vậy chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào về siêu lạm phát và những tác hại mà nó mang lại đối với nền kinh tế nếu găp phải. Để tránh tình trạng này thì bên trên là những thông tin hữu ích nhất mà mỗi chúng ta đều nên biết để xây dựng nền kinh tế quốc gia.

Như vậy theo như bài đọc chúng ta thấy được điểm chính của siêu lạm phát là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược kinh doanh trên thị trường. Trên đây là toàn bộ chia sẻ về siêu lạm phát là gì? Nguyên nhân và đặc điểm siêu lạm phát? mà công ty Luật Dương Gia chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu hơn về nguyên nhân và đặc điểm siêu lạm phát. Công Ty Luật Dương Gia chúng tôi cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Luật Dương gia nhé.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )