RevPar là gì? Cách tính doanh thu trên số phòng có khách?

RevPar là gì? Cách tính doanh thu trên số phòng có khách? Cách Tăng RevPAR Nhanh Chóng Và Hiệu Quả? Thông tin liên quan về RevPar?

Khi chúng ta nhắc tới lĩnh vực khách sạn không ai là không biết tới cụm từ RevPar đây là cách để chúng ta biết được nguồn doanh thu trên số phòng có khách tại khách sạn là như thế nào. thông qua đây để có cách đánh giá và cái nhìn tổng quát hơn về RevPAR.

1. RevPar là gì?

Chắc hẳn đối với các cấp Quản lý khách sạn, thì thuật ngữ về RevPar đã rất quen thuộc đây là chỉ số rất được quan tâm. Bởi vì, bạn cần nắm được kết quả doanh thu như thế nào, từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh trong một thời gian nhất định và có những thay đổi kịp thời. Nếu chỉ số RevPar thấp hoặc có chiều hướng đi xuống, bạn cần xem xét lại chất lượng phòng ốc, hoạt động của bộ phận Buồng phòng cũng như các dịch vụ của toàn khách sạn để cải thiện, thay đổi nhằm thu hút khách, nâng cao RevPar. Còn nếu chỉ số RevPar có xu hướng tăng lên, bạn cần có chiến lược để duy trì và gia tăng sự hài lòng của khách, tăng doanh thu khách sạn.

RevPar thường được mang ra so sánh với RevPor (Revenue Per Occuppied Room – chỉ số thể hiện mức doanh thu thu được trên số phòng có khách).

Định nghĩa về RevPAR (Revenue Per Available Room) là doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (bao gồm phòng có khách lẫn không có khách). Đây là chỉ số hiệu suất trong ngành khách sạn được tính bằng cách chia tổng doanh thu phòng khách của khách sạn cho số phòng và số ngày trong khoảng thời gian được đo.

Quản lý khách sạn thường dựa vào chỉ số này để phản ánh doanh thu thực sự trên số phòng mà khách sạn đang có. Thông thường, RevPAR thường được so sánh với RevPOR (Revenue Per Occuppied Room), nghĩa là doanh thu có được tính trên số phòng đang có khách.

Biết được RevPAR, chủ kinh doanh và nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động của khách sạn. Hiện các nhà quản trị khách sạn còn so sánh RevPAR của mình với khách sạn khác để tìm ra ưu và nhược điểm của khách sạn khác nhằm bổ sung, hoàn thiện cho khách sạn mình.

Nếu RevPAR có dấu hiệu giảm, nhà quản lý sẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại giảm (chất lượng phòng ốc, thái độ nhân viên…). Nếu RevPAR tăng lên (tức doanh thu có chiều hướng tăng), quản lý phải có chiến lược để duy trì và phát huy, tăng sự hài lòng cho khách và cải thiện doanh thu khách sạn.

2. Cách tính doanh thu trên số phòng có khách:

Các số liệu RevPar tính được sẽ dùng để so sánh với RevPar thu được cùng kỳ năm ngoái hoặc với các đối thủ cạnh tranh của nó để xem xét, so sánh, phân tích và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.

Hiện nay, kinh doanh khách sạn đang rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa các đơn vị khách sạn cũng theo đó mà càng lớn. Do đó, làm thế nào để tăng trưởng chỉ số RevPar là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến và giúp tăng RevPar hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Khi đã biết RevPAR là gì, chúng ta sẽ bước sang phép tính RevPAR:

RevPAR = Rooms Revenue/Rooms Available

Trong đó:

RevPAR: Doanh thu phòng trên mỗi phòng có sẵn

Rooms Revenue: Doanh thu được tạo ra bởi doanh số phòng

Rooms Available: Số phòng sẵn có tại khách sạn

RevPar được xem như là một trong những phép tính tài chính quan trọng nhất của bất kỳ khách sạn nào để thấy được bao nhiêu doanh thu mà khách sạn làm ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Ta có công thức tính RevPar như sau:

RevPar = Doanh thu phòng / số phòng sẵn có (tại khách sạn)

Ví dụ minh hoạ:

Nếu có 200 phòng để bán, với giá bán phòng trung bình hàng ngày ADR là $100 và công suất trung bình là 80%, mang lại cho bạn tổng doanh thu là $16.000, bạn có thể tính RevPAR bằng cách:

$100 (ADR) x 80% (AOR) = $80 (RevPAR)

$ 16,000 (Doanh thu bán phòng) / 200 (Số phòng có thể bán) = $ 80 (RevPAR)

3. Cách Tăng RevPAR Nhanh Chóng Và Hiệu Quả:

Nâng Cấp, Cải Thiện Chất Lượng Dịch Vụ

Chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm tạo nên sự khác biệt, gia tăng tính cạnh tranh so với đối thủ. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ là “chuyện không của riêng ai”. Các bộ phận từ lễ tân, phục vụ bàn, buồng phòng… đều phải phối hợp đồng bộ. Bên cạnh đó phải cải thiện hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất trong khách sạn để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách.

Có Chiến Lược Quản Trị Doanh Thu

Công đoạn xây dựng chiến lược quản trị doanh thu đòi hỏi nhà quản lý phải thiết lập một hệ thống toàn diện từ tiếp thị, các kênh cung ứng phòng, chương trình khuyến mại cho đến các hoạt động kinh doanh hằng ngày.

Kiểm Soát Tốt Thông Tin Trên Internet

Theo kết quả nghiên cứu của Billboard Cornell, có tới 83% khách tìm kiếm thông tin về khách sạn trên Internet trước khi quyết định book phòng. Do đó, nếu khách sạn của bạn bị review xấu và khách hàng tình cờ đọc được thì xác suất cao họ sẽ không đặt phòng tại khách sạn của bạn mà chuyển sang cơ sở được đánh giá tốt hơn.

Chúng ta vừa cùng giải đáp RevPAR là gì và công thức tính RevPAR tại các khách sạn hiện nay. Thông thường, các dữ liệu về Revpar được so sánh trong cùng một khung thời gian của năm trước đó hoặc với khách sạn khác. Từ đó, nhà quản trị sẽ có cơ sở để phân tích và đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn nhằm tăng doanh thu và nâng tính cạnh tranh của khách sạn so với đối thủ.

Như vậy, RevPar được tính ra chỉ đánh giá được thu nhập như là phần trăm bán phòng, không bao gồm những yếu tố khác cũng đóng góp vào lợi nhuận như tour, dịch vụ phòng, dịch vụ ăn uống và spa. Thông thường, các số liệu RevPar được dùng để so sánh với Revpar của khách sạn trong cùng một khung thời gian của năm trước đó hoặc của các đối thủ cạnh tranh của nó để xem xét, so sánh, phân tích và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp hơn. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn RevPar là gì và có phương pháp đo lường RevPar hiệu quả để tăng doanh thu khách sạn.

4. Thông tin liên quan về RevPAR: 

4.1. Sự khác biệt giữa TrevPAR và RevPAR: 

RevPAR là một trong các chỉ số phổ biến được chủ khách sạn quan tâm nhất. Chỉ số này thể hiện doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (bao gồm phòng có khách lẫn không có khách).

Sự khác biệt giữa ADR và RevPAR: 

Chỉ số ADR chỉ thể hiện doanh thu của phòng có khách ở. Trong khi đó, RevPAR thể hiện được doanh thu phòng và tỉ lệ đặt phòng của khách sạn. Nói cách khác, chỉ số RevPAR thể hiện bức tranh tổng thể hơn về tình hình doanh thu phòng thực dựa trên số phòng mà khách sạn đang có.

TrevPAR thể hiện tổng doanh thu mỗi phòng mang về bao gồm cả các dịch vụ như nhà hàng, spa, minibar,… Trong khi đó, RevPAR chỉ thể hiện doanh thu từ tiền thuê phòng.

Công thức tính chỉ số TrevPAR: 

(Tổng doanh thu) ÷ (Tổng số phòng hiện có) = TrevPAR 

Ví dụ minh hoạ:

Giả sử bạn sở hữu khách sạn với 30 phòng. Tổng doanh thu khách sạn đã bao gồm ăn uống, quầy bar và các dịch vụ khác của tháng trước là $30000. Chỉ số TrevPAR được tính như sau:

$30000 tổng doanh thu ÷ 30 phòng = $1000 TrevPAR

4.2. Làm thế nào để cải thiện chỉ số TrevPAR:

Lưu trữ hồ sơ khách hàng

Hãy cố gắng thu thập các thông tin về chuyến đi của khách hàng của bạn. Chẳng hạn như vị khách ấy đi công tác, đi du lịch cùng gia đình, bạn bè, hay kỷ niệm ngày cưới,… Hay loại phòng ưu thích của khách, khách thích sử dụng thức uống nào,… Với lần quay trở lại, bạn có thể phục vụ họ tốt hơn và họ sẽ sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho dịch vụ của bạn.

Cải thiện các dịch vụ tại khách sạn

Cách cải thiện chỉ số TrevPAR rõ rệt nhất chính là cải thiện tất cả các dịch vụ mà khách sạn của bạn cung cấp. Hãy đảm bảo quầy bar của bạn hoạt động hiệu quả, spa cung cấp dịch vụ tuyệt hảo, dịch vụ phòng tốt nhất,… Đáp ứng được những điều đó, chắc chắn bạn sẽ thấy sự tăng trưởng chỉ số TrevPAR.

Chiến lược upsell

Bạn có thể áp dụng chiến lược upsell với rất nhiều dịch vụ trong khách sạn của bạn. Từ khu vực đỗ xe đặc biệt, nâng cấp phòng, đến nâng cấp gói dịch vụ spa cao cấp,… Hãy chắc chắn rằng chiến lược upsell phải đáp ứng được sự hài lòng và nâng cao trải nghiệm của khách tại khách sạn của bạn.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )