Quyền chọn tiêu chuẩn là gì? Đặc điểm và phân loại quyền chọn tiêu chuẩn

Quyền chọn tiêu chuẩn? Đặc điểm và phân loại quyền chọn tiêu chuẩn? Khái quát về hợp đồng quyền chọn?
Trong bất cứ một hoạt động mua bán nào của các chủ thể thì các công cụ tài chính đều không thể thiếu. Quyền chọn tiêu chuẩn là một công cụ tài chính có ý nghĩa quan trọng và đã mang lại cho người mua quyền để mua hoặc bán một tài sản cơ sở với mức giá đã được các chủ thể định trước trong một khung thời gian nhất định. Hiện nay, thuật ngữ quyền chọn tiêu chuẩn vẫn còn khá xa lạ đối với mỗi chúng ta. 

1. Quyền chọn tiêu chuẩn:

Khái niệm quyền chọn tiêu chuẩn:

Quyền chọn tiêu chuẩn được hiểu là một công cụ tài chính mang lại cho người mua quyền để mua hoặc bán một tài sản cơ sở với mức giá định trước trong một khung thời gian nhất định. Quyền chọn tiêu chuẩn là quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán không có đặc tính đặc biệt.

Quyền chọn tiêu chuẩn được sử dụng bởi các nhà đầu tư tổ chức để phòng ngừa rủi ro của một tài sản cụ thể hoặc để suy đoán về sự biến động giá của một công cụ tài chính.

Trong trường hợp khi một quyền chọn tiêu chuẩn đã không phù hợp, các quyền chọn lai cụ thể như tùy chọn rào chắn, quyền chọn châu Á và quyền chọn kĩ thuật số cũng có thể được các chủ thể sử dụng một cách linh hoạt để nhằm đáp ứng các mục đích của mình. Quyền chọn lai có các tính năng khá phức tạp hơn và thông thường sẽ được các chủ thể thực hiện giao dịch qua quầy. Chúng có thể được kết hợp thành các cấu trúc phức tạp nhằm để giảm chi phí ròng hoặc tăng đòn bẩy.

Quyền chọn tiêu chuẩn trong tiếng Anh là gì?

Quyền chọn tiêu chuẩn hay quyền chọn thông thường trong tiếng Anh là Vanilla Option.

2. Đặc điểm và phân loại quyền chọn tiêu chuẩn:

2.1. Phân loại quyền chọn tiêu chuẩn:

Hiện nay, trên thực tế, có hai loại quyền chọn tiêu chuẩn: đó là mua và bán Chủ sở hữu của một quyền chọn mua có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, để mua các công cụ ở mức giá thực hiện. Chủ sở hữu của một quyền chọn bán có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, để bán các công cụ ở mức giá thực hiện. Người bán quyền chọn được gọi là chủ thể phát hành.

Quyền chọn mua và bán đều có ngày đáo hạn. Điều này đặt ra giới hạn về thời gian tài sản cơ sở được chuyển quyền.

2.2. Đặc điểm của quyền chọn tiêu chuẩn:

Mỗi quyền chọn đều có mức giá thực hiện. Nếu giá thực hiện tốt hơn giá trong thị trường cơ bản khi đáo hạn, tùy chọn được coi là có lãi và có thể được thực hiện bởi chủ sở hữu của nó.

Phí quyền chọn là giá phải trả để sở hữu quyền chọn. Phí quyền chọn dựa trên mức giá thực hiện và giá của tài sản cơ sở, tính biến động của tài sản cơ sở và thời gian cho đến khi hết hạn. Biến động cao hơn và thời gian đáo hạn dài hơn làm tăng phí quyền chọn.

Một quyền chọn sẽ đạt được giá trị nội tại khi giá tài sản cơ sở vượt qua mức giá thực hiện trên với quyền chọn bán hoặc dưới mức giá thực hiện với quyền chọn mua.

Các chủ thể là nhà giao dịch quyền chọn không cần đợi đến khi đáo hạn để thực hiện giao dịch quyền chọn, họ cũng không cần thực hiện quyền chọn.

3. Khái quát về hợp đồng quyền chọn:

3.1. Khái niệm về hợp đồng quyền chọn:

Hợp đồng quyền chọn là loại hợp đồng mà theo đó bên tham gia hợp đồng có quyền (không có nghĩa vụ) mua hoặc bán tài sản cơ sở với một mức giá được xác định trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

Trong hợp đồng quyền chọn sẽ có những nội dung sau:

- Tài sản cơ sở: có thể là bất cứ một tài sản nào, có thể là hàng hóa thực, cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số, tiền tệ, lãi suất,…

- Thời điểm xác định trong tương lai để thực hiện hợp đồng được gọi là ngày đáo hạn.

- Thời gian từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày đáo hạn được gọi là kỳ hạn của quyền chọn.

- Mức giá của tài sản cơ sở được xác định trước được gọi là giá thực hiện.

Ta nhận thấy rằng, hợp đồng quyền chọn hiện được xem là một thỏa thuận trong đó các chủ thể là nhà đầu tư tham gia hợp đồng có quyền mua hoặc bán tài sản ở một mức giá được xác định trước, có thể xảy ra trước hoặc tại một thời điểm nhất định. Mặc dù khái niệm được nêu này ra có vẻ giống như hợp đồng tương lai, nhưng các nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn không có nghĩa vụ phải thực hiện vị thế của các chủ thể đó.

Hợp đồng quyền chọn là các công cụ tài chính phái sinh có thể dựa trên nhiều loại tài sản cơ sở bao gồm cổ phiếu và tiền mã hóa. Các hợp đồng này cũng có thể được phái sinh từ các chỉ số tài chính. Hợp đồng quyền chọn thông thường được sử dụng nhằm mục đích chính là để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra ở các vị thế hiện tại và nhằm để thực hiện buôn bán đầu cơ.

3.2. Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn:

Hợp đồng quyền chọn có một số đặc điểm sau đây:

- Hợp đồng quyền chọn không được niêm yết và không có tính chuẩn hóa: Hợp đồng  quyền chọn là thỏa thuận giữa các bên tham gia, không được niêm yết, giao dịch trên thị trường tập trung và các điều khoản, đối tượng được quy định trong hợp đồng phụ thuộc vào ý chí và thỏa thuận của các bên tham gia, không mình tính tiêu chuẩn.

- Hợp đồng quyền chọn không cần ký quỹ: Các bên tham gia hợp đồng quyền chọn thì đều không cần ký quỹ cho bên còn lại nhưng Bên mua quyền chọn phải trả một khoản phí cho bên bán quyền chọn, được gọi là phí quyền chọn.

- Đặc điểm cuối cùng đó là bên mua quyền chọn có trách nhiệm trả phí quyền chọn cho bên bán quyền chọn. Đến ngày đáo hạn, bên mua quyền chọn có quyền lựa chọn mua (bán) hoặc không mua (không bán) tài sản cơ sở từ (cho) người bán quyền. Tuy nhiên, nếu nên mua quyền chọn quyết định lựa chọn mua (bán) thì Bên bán quyền bắt buộc phải bán (mua) tài sản cơ sở đó cho (từ) bên mua quyền.

3.3. Phân loại hợp đồng quyền chọn:

Hiện nay, có hai loại quyền chọn cơ bản, được gọi là quyền chọn bán và quyền chọn mua. Quyền chọn mua sẽ cho phép người chủ sở hữu hợp đồng quyền được mua các tài sản bảo đảm, trong khi quyền chọn bán cho họ quyền được bán chúng. Chính vì thế, các nhà đầu tư thường mua quyền chọn mua khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ tăng và quyền chọn bán khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ giảm. Các chủ thể cũng có thể sử dụng các quyền chọn mua và bán hoặc thậm chí kết hợp cả hai loại hợp đồng để có lợi cho họ dựa vào dự đoán của họ về sự biến động của thị trường.

- Quyền chọn mua: là hợp đồng quyền chọn trao cho Bên nắm giữ hợp đồng hay Bên mua một quyền (không phải nghĩa vụ) được mua tài sản cơ sở tại mức giá xác định vào một thời điểm trong tương lai hoặc trước thời điểm đó.

Bên mua quyền chọn mua ( Bên nắm giữ quyền chọn hay Bên mua ) phải trả phí quyền chọn cho Bên bán quyền chọn mua (Bên bán). Bên bán có nghĩa vụ phải bán tài sản cơ sở với giá thực hiện nếu người mua thực hiện quyền.

- Quyền chọn bán: là hợp đồng quyền chọn cho phép Bên nắm giữ hợp đồng hay Bên mua một quyền (không phải nghĩa vụ) được bán tài sản cơ sở tại mức giá xác định vào một thời điểm trong tương lai hoặc trước thời điểm đó.

Bên mua quyền chọn phải trả phí quyền chọn cho Bên bán quyền chọn  và Bên bán có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở với giá thực hiện trong trường hợp người mua thực hiện quyền.

Hợp đồng quyền chọn của các chủ thể sẽ bao gồm ít nhất bốn thành phần: kích cỡ, ngày đáo hạn, giá thực hiện và phí thực hiện quyền chọn.

- Đầu tiên, kích cỡ của lệnh liên quan đến số lượng hợp đồng được giao dịch.

- Thứ hai, ngày đáo hạn là ngày mà sau đó nhà đầu tư sẽ không còn có thể thực hiện quyền chọn nữa.

- Thứ ba, giá thực hiện là giá mà tài sản sẽ được mua hoặc bán (trong trường hợp người mua hợp đồng quyết định thực hiện quyền chọn).

- Cuối cùng, phí thực hiện hợp đồng là giá mua hợp đồng quyền chọn. Nó là số tiền mà nhà đầu tư phải trả để có được quyền chọn. Vì vậy, người mua có được hợp đồng từ người bán theo giá trị của phí thực hiện quyền chọn. Phí thực hiện hợp đồng sẽ biến động khi càng đến gần ngày đáo hạn.

Về cơ bản, nếu giá thực hiện thấp hơn giá thị trường, các chủ thể là nhà đầu tư có thể mua tài sản cơ sở ở mức giá rẻ và sau khi cộng cả phí thực hiện quyền chọn, các nhà đầu tư có thể chọn thực hiện hợp đồng để kiếm lợi nhuận. Nhưng nếu giá thực hiện cao hơn giá thị trường, nhà đầu tư không có lý do để thực hiện quyền chọn và hợp đồng được coi là vô dụng. Khi hợp đồng quyền chọn không được thực hiện, các chủ thể là người mua chỉ mất phí thực hiện quyền chọn mà họ đã phải thanh toán để mua vị thế đó.

Một điểu mà các chủ thể cần lưu ý là dù các chủ thể là người mua có thể chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn mua hay quyền chọn bán của mình, nhưng người bán phải thực hiện vị thế của mình nếu người mua quyết định thực hiện. Do đó trong trường hợp nếu người mua quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng của mình, thì người bán có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở.

Một số hợp đồng quyền chọn đã cho phép nhà đầu tư thực hiện quyền chọn của mình ở bất cứ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Họ thường được gọi những hợp đồng như thế này là hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ. Ngược lại, các hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu thì chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng. Tuy nhiên, các chủ thể cũng cần lưu ý rằng các mệnh giá trong hợp đồng không liên quan đến vị trí địa lý của hợp đồng.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )