Quyền chọn Shout là gì? Ví dụ và những đặc điểm cần lưu ý

Quyền chọn shout được hiểu là dạng hợp đồng quyền chọn lai cho phép các chủ thể là những người nắm giữ khóa lại giá trị nội tại vào một thời điểm cụ thể nhưng vẫn có thể tiếp tục nắm giữ hợp đồng để nhằm mục đích kiếm lời mà không lo mất đi phần tiền đã khóa. Một số thuật ngữ liên quan?

Quyền chọn chắc hẳn đã trở thành một thuật ngữ khá quen thuộc đối với mỗi người. Quyền chọn giữa những vai trò quan trọng và có những giá trị to lớn trong thực tiễn. Một trong số những quyền chọn thường được nhắc đến đó là quyền chọn Shout. Tuy nhiên, chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.

1. Tìm hiểu về quyền chọn shout:

Khái niệm quyền chọn shout:

Quyền chọn shout được hiểu là dạng hợp đồng quyền chọn lai cho phép các chủ thể là những người nắm giữ khóa lại giá trị nội tại vào một thời điểm cụ thể nhưng vẫn có thể tiếp tục nắm giữ hợp đồng để nhằm mục đích kiếm lời mà không lo mất đi phần tiền đã khóa. Quyền chọn lai được hiểu cơ bản là loại hình hợp đồng quyền chọn có cấu trúc thanh toán, ngày đáo hạn, và giá thực hiện khác với những hợp đồng quyền chọn truyền thống. Sự đa dạng về loại tài sản và chứng khoán cơ sở trên quyền chọn lai giúp tạo ra nhiều khoản đầu tư thay thế hơn. Hợp đồng quyền chọn lai là những chứng khoán hỗn hợp được tùy chỉnh dựa trên nhu cầu của nhà đầu tư.

Chủ thể là người mua hợp đồng thực hiện hô giá (shout) với chủ thể là người bán hợp đồng để nhằm mục đích khóa lại khoản lợi nhuận và lúc này vị thế hợp đồng vẫn tiếp tục mở. Hành động hô giá sẽ đảm bảo cho một khoản lợi nhuận tối thiểu, dù sau đó giá trị nội tại của hợp đồng đó có giảm đi. Và nếu giá trị hợp đồng tăng sau khi hô giá, thì chủ thể là người mua hợp đồng vẫn có thể nhận được khoản lời đó.

Quyền chọn shout trong tiếng Anh gọi là gì?

Quyền chọn shout trong tiếng Anh gọi là shout option.

Tìm hiểu rõ hơn về quyền chọn shout và ví dụ cụ thể:

Quyền chọn shout thiết lập một hay nhiều mốc thời gian mà chủ thể là người nắm giữ hợp đồng có thể khóa lại lợi nhuận. Đối với quyền chọn mua hô giá, nếu giá thực hiện là 50$ và giá tài sản cơ sở trước khi đáo hạn là 60$, thì chủ thể là những người nắm giữ hợp đồng có thể hô giá nhằm mục đích để khóa lại 10$ lợi nhuận. Lúc này, chủ thể là người nắm giữ hợp đồng vẫn duy trì quyền chọn mua và chủ thể đó cũng có thể kiếm thêm lợi nhuận nếu giá tài sản cơ sở tiếp tục tăng cao trước ngày đáo hạn.

Tuy nhiên, nếu giá tài sản cơ sở giảm xuống dưới 60$ trước ngày đáo hạn, thì chủ thể là người nắm giữ hợp đồng vẫn có thể thực hiện tại mức giá 60$. Một quyền chọn bán cũng hoạt động tương tự như vậy.

Đặc điểm của quyền chọn shout:

Bởi vì không biết được chủ thể là người nắm giữ hợp đồng sẽ làm gì, nên việc định giá những quyền chọn shout cũng rất phức tạp. Tuy vậy, do chủ thể là người nắm giữ hợp đồng có thể khóa lại những khoản lợi nhuận nhất thời, nên dạng quyền này sẽ đắt đỏ hơn những quyền chọn tiêu chuẩn.

Quyền chọn shout cũng rất nhạy cảm với biến động giá. Vì giá của tài sản cơ sở biến động càng nhiều thì chủ thể là người nắm giữ hợp đồng càng có nhiều cơ hội để hô giá. Và càng có nhiều cơ hội để hô giá, thì quyền chọn này sẽ càng đắt tiền.

Những người bán quyền chọn cần một mức phí quyền chọn đủ lớn để nhằm mục đích có thể đảm bảo cho những biến động giá bình thường của tài sản cơ sở. Khi định giá quyền chọn, họ có thể tham chiếu một quyền chọn tiêu chuẩn tương tự, sau đó tính thêm vào một mức phí quyền chọn cho chức năng hô giá.

2. Một số thuật ngữ liên quan:

Giá trị nội tại:

- Ta hiểu về giá trị nội tại như sau:

Giá trị nội tại trong tiếng Anh là Intrinsic Value.

Giá trị nội tại là giá trị cảm nhận hoặc giá trị tính toán của một tài sản, một khoản đầu tư hoặc một công ty. Thuật ngữ này được sử dụng trong phân tích cơ bản để ước tính giá trị của một công ty và dòng tiền của công ty đó.

Một cách sử dụng khác của giá trị nội tại là lợi ích hay giá trị mà nhà đầu tư có thể nhận được từ việc nắm giữ vị thế mua trong hợp đồng quyền chọn.

- Ý nghĩa và cách xác định giá trị nội tại:

+ Giá trị nội tại thực sự hữu ích trong một số lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Một nhà phân tích hoặc nhà đầu tư có thể ước tính giá trị nội tại của một khoản đầu tư, tài sản, dự án hoặc một công ty thông qua việc sử dụng phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật.

+ Giá trị nội tại có thể được tính toán bằng cách sử dụng phân tích cơ bản để xem xét các khía cạnh của một doanh nghiệp bao gồm cả yếu tố định tính, như mô hình kinh doanh, quản trị và các yếu tố thị trường mục tiêu, và yếu tố định lượng như các hệ số tài chính và phân tích báo cáo tài chính.

Giá trị kết quả được so sánh với giá trị thị trường để xác định liệu doanh nghiệp hoặc tài sản được định giá cao hay bị định giá thấp.

+ Giá trị nội tại sử dụng các giả định và kết quả mang tính chủ quan. Một số nhà phân tích và các nhà đầu tư có thể coi trọng vai trò của đội ngũ quản lí của một tập đoàn trong khi những người khác có thể xem thu nhập và doanh thu là tiêu chuẩn vàng.

Giá trị cảm nhận:

- Khái niệm giá trị cảm nhận:

Giá trị cảm nhận trong tiếng Anh là Perceived Value.

Giá trị cảm nhận là thuật ngữ trong marketing, thể hiện sự đánh giá của khách hàng về giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ và khả năng chúng đáp ứng nhu cầu và mong đợi của họ, đặc biệt là so với sản phẩm của các công ty cùng ngành.

Các chuyên gia marketing cố gắng tác động đến giá trị cảm nhận của người tiêu dùng về sản phẩm bằng cách mô tả các thuộc tính làm cho sản phẩm đó vượt trội so với đối thủ.

Giá trị cảm nhận dẫn đến mức giá mà người dùng sẵn sàng trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ. Ngay cả một quyết định chọn lựa nhanh chóng khi rảo bước trong cửa hàng cũng liên quan đến việc phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu và đem tới sự hài lòng của sản phẩm so với những mặt hàng của các thương hiệu khác nhau.

Công việc của chuyên gia marketing là nâng cao giá trị cảm nhận của thương hiệu họ đang bán.

Việc định giá sản phẩm phải xem xét tới giá trị cảm nhận. Trong một số trường hợp, giá của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể liên quan nhiều đến sự hấp dẫn về mặt cảm xúc của nó hơn là chi phí sản xuất thực tế.

- Giá trị lợi ích cảm nhận:

Các chuyên gia marketing muốn ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của sản phẩm cần phải xác định thuộc tính của sản phẩm theo chức năng, lợi ích và giá trị bổ sung mà khách hàng mong đợi nhận được.

Lợi ích cảm nhận của nhiều sản phẩm và dịch vụ có thể khác nhau rất nhiều ngay cả giữa các sản phẩm tương tự hoặc gần như giống hệt nhau.

Hiện nay có năm loại lợi ích mà các công ty nhắm đến để nhằm mục đích có thể tạo ra thông qua các chiến dịch marketing:

+ Lợi ích hình thái: là sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ trong thiết kế của sản phẩm. Ngay cả một sản phẩm như chảo rán cũng có thể tăng giá trị cảm nhận nhờ vào thiết kế hấp dẫn của nó.

+ Lợi ích chức năng: là giá trị gắn liền với dịch vụ giúp tiết kiệm thời gian, công sức hoặc tiền bạc của khách hàng. Cửa hàng bảo dưỡng xe và dịch vụ giặt ủi cung cấp loại lợi ích này.

+ Lợi ích thời gian: là sự dễ dàng truy cập vào một dịch vụ hoặc sản phẩm, chẳng hạn như các dịch vụ có thể sử dụng trong suốt 24 giờ so với các dịch vụ trong giờ hành chính.

+ Lợi ích địa điểm: là sự tiện lợi của địa điểm, giống như một cửa hàng bán thức ăn nhanh ngay gần nhà so với một nhà hàng cách đó 20 km.

+ Lợi ích sở hữu: đề cập đến sự dễ dàng trong việc mua sản phẩm. Trung tâm thương mại có tính năng đặt hàng trực tuyến, giao hàng tận nhà hoặc lấy hàng tại cửa hàng hướng tới lợi ích sở hữu.

Phí quyền chọn:

- Khái niệm phí quyền chọn:

Phí quyền chọn, tiếng Anh gọi là option premium.

Phí quyền chọn là giá thị trường hiện tại của một hợp đồng quyền chọn. Nó chính là khoản tiền thu về của người thực hiện bán quyền chọn cho người khác.

Phí quyền chọn của quyền chọn đang lời (in the money) bao gồm giá trị nội tại (intrinsic value) và giá trị ngoại lai (extrinsic value). Còn phí quyền chọn của quyền chọn đang lỗ (out of the money) thì chỉ có giá trị ngoại lai.

- Tìm hiểu rõ hơn về phí quyền chọn

Những chủ thể là các nhà đầu tư bán quyền chọn mua (call option) hay bán quyền chọn bán (put option) sử dụng phí quyền chọn làm nguồn thu nhập phối hợp với một chiến lược đầu tư bao quát hơn để phòng vệ giá cho một phần hoặc cả danh mục đầu tư.

Giá của quyền chọn hiển thị tại sàn giao dịch sẽ mặc định được coi là phí quyền chọn. Vì bản thân những quyền chọn này không hề có giá trị cơ sở nào.

Những nhân tố cấu thành nên phí quyền chọn hiện nay bao gồm giá trị nội tại, giá trị thời gian (time value) và biến động ngụ ý (implied volatilily) của tài sản cơ sở. Khi quyền chọn gần đến ngày đáo hạn, giá trị thời gian của nó sẽ tiến về 0, còn giá trị nội tại sẽ đại diện chặt chẽ cho khoản khác biệt giữa giá của tài sản cơ sở và giá thực hiện của hợp đồng.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )