Quản trị tài năng là gì? Vai trò của quản trị tài năng với doanh nghiệp

Về quản trị tài năng doanh nghiệp? Vai trò của quản trị tài năng trong doanh nghiệp?

Mỗi một doanh nghiệp hiện nay đều có một lượng nhân sự làm việc nhất định. Và trong những nhân sự của doanh nghiệp, thì luôn có những cá nhân xuất sắc, được coi như "tài năng" của doanh nghiệp. Để đào tạo, phát triển cũng như giữ chân các cá nhân tài năng này ở lại doanh nghiệp làm việc, thì mỗi doanh nghiệp hầu như đều có quản trị tài năng đối với doanh nghiệp đó.

1. Về quản trị tài năng doanh nghiệp:

Về khái niệm quản trị, thì hiện có nhiều khái niệm về quản trị khác nhau, nhưng nhìn chung đều có thể hiểu quản trị chính là việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược, hoạch định phương hướng phát triển trong tương lai.

Tài năng ở đây được  hiểu chính là sự phát triển vượt bậc hơn hẳn về trình độ, năng lực, phẩm chất, kỹ năng,... của các cá nhân.

Như vậy, hiểu đơn giản thì quản trị tài năng chính là việc hoạch định, kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp để phát huy những năng lực, phẩm chất, kỹ năng, trình độ,... của các cá nhân trong doanh nghiệp.

Quản trị tài năng chính là việc duy trì, phát triển, điều phối và sử dụng một cách hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên, tài năng của nhân lực của một tổ chức để hoàn thành các mục tiêu mà tổ chức đó đặt ra. Tất cả các nhà quản trị ở mọi cấp chỉ có thể đạt được mục tiêu do họ đặt ra thông qua những nỗ lực của các nhân viên dưới quyền. Vì vậy, để thực hiện tốt các mục tiêu đòi hỏi mọi cấp quản trị đều phải làm tốt công tác quản trị tài nguyên nhân lực nói chung và quản trị tài năng nói riêng. 

Mục tiêu của quản trị tài năng đó chính là nhằm cung cấp cho các cơ quan một lực lượng lao động theo đúng yêu cầu đồng thời đảm bảo cho việc khai thác sử dụng nguồn lực lao động đó một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất qua đó mà đạt được các mục tiêu khác nhau do tổ chức đặt ra. Để đạt mục tiêu này, các nhà quản trị phải biết cách tuyển chọn nhân tài, biết cách đào tạo, huấn luyện phát triển để không ngừng nâng cao trình độ cho họ, biết cách bố trí, sử dụng họ hợp lí đồng thời cũng phải biết sử dụng linh hoạt các công cụ đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, quan hệ nhân sự, lương bổng, đãi ngộ ...để duy trì và thúc đẩy động cơ làm việc mạnh mẽ cho nhân viên của mình.

2. Vai trò của quản trị tài năng trong doanh nghiệp:

Hoạt động cũng như mục tiêu chính của quản trị tài năng đó chính là phát triển tài năng của nhân viên trong doanh nghiệp. Hoạt động phát triển tài năng cũng như quản trị tài năng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Phát triển tài năng trong doanh nghiệp giúp các cá nhân , nhóm và tổ chức trở nên hiệu quả hơn trong việc thực hiện các công việc nhờ hệ thống kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp không ngừng tăng lên. Phát triển nguồn nhân lực là cần thiết vì bản thân cá nhân người lao động, công việc và tổ chức luôn thay đổi dưới các tác động của môi trường, nếu không có sự phát triển thì người lao động không thể theo kịp với sự thay đổi đó. Thêm nữa, tiến trình này phải được tiến hành liên tục, thường xuyên nếu như công ti muốn giữ vững vị thế cạnh tranh của mình. Bởi vì các đối thủ cạnh tranh của công ti cũng sẽ thường xuyên nghiên cứu phương cách cải thiện vị trí cạnh tranh của mình thông qua các chương trình phát triển nhân lực cho tài nguyên nhân sự của họ. Tiến trình phát triển bắt đầu từ khi người lao động bắt đầu tham gia vào công ti và tiếp tục trong suốt sự nghiệp lao động của họ.

Việc quản trị tài năng không chỉ áp dụng đối với nhân viên cũng, mà đối với nhân viên mới thì việc quản trị tài năng giúp các nhân viên mới này hội nhập vào doanh nghiệp, tạo điều kiện để nhân viên mới đó hội nhập được vào môi trường doanh nghiệp và môi trường công tác một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này sẽ có tác dụng rút ngắn thời gian tập sự cho nhân viên, tạo cho họ một tâm lý tốt cho họ phát huy năng lực công tác lâu dài tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó là làm cho nhân viên có đủ kiến thức để hoàn thành công việc

Trong quá trình công tác, do nhu cầu của việc thăng tiến nhân viên, nhiều nhân viên làm việc rất tốt ở cương vị công tác bên dưới nhưng khi được đề bạt lên cương vị cao hơn thì chưa thật sự đạt yêu cầu do đó phải đào tạo, bồi dưỡng tài năng của họ thêm. Ngoài ra việc đào tạo và huấn luyện nhân viên tốt sẽ tạo điều kiện cho người lao động nắm bắt được những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến công việc của mình nhờ đó mà họ tự tin trong công tác nên nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, giảm được chi phí, giảm được các sai sót, sự cố, tai nạn...

Việc quản trị tài năng còn giúp cho nhân viên thích ứng với sự thay đổi của môi trường: Việc môi trường biến đổi nhanh chóng đã dẫn đến kiến thức của người lao động trong doanh nghiệp bị lỗi thời nhanh chóng, trách nhiệm của đào tạo và phát triển nhân lực là giúp cho họ có cơ hội bổ sung kiến thức nhằm thích ứng tốt với sự thay đổi đó.

Việc quản trị tài năng còn nhằm đáp ứng yêu cầu phong phú hóa công việc của nhân viên. Khi công nghiệp hóa được áp dụng vào trong lao động, con người dần bị máy móc thay thế và phải hoạt động theo máy móc. Việc hoạt động theo máy móc khiến nhân viên không được làm việc như mình mong muốn, phát triển các kỹ năng của bản thân, giảm sự chủ động sáng tạo,.... Để giúp các nhân viên thỏa sức phát triển, quản trị nhân lực giúp đào tạo, phát triển nhân viên có thể phù hợp với nhiều vị trí công việc khác nhau, từ đó tạo điều kiện luân chuyển công việc, làm phong phú hóa công việc của người lao động. 

Việc đào tạo, phát triển trong quản trị tài năng doanh nghiệp giúp thỏa mãn nhu cầu được học tập của nhân viên. Nhu cầu được học tập là một nhu cầu khách quan nằm trong nhóm các nhu cầu được hoàn thiện bản thân. Việc thỏa mãn nhu cầu được học tập để nâng cao trình độ, kiến thức cũng là một việc làm cần thiết để tạo động lực làm việc tốt hơn cho người lao động.

Việc quản trị tài năng còn để đảm bảo cho hiệu quả của việc thay đổi và cải tiến tổ chức của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, do môi trường kinh doanh thay đổi làm cho mục tiêu cũng như chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp cũng phải luôn thay đổi cho phù hợp. Với tư cách là một hoạt động mang tính chiến lược, công tác tổ chức quản lý cũng phải thường xuyên được xem xét để hoàn thiện theo cho thích ứng với chức năng, nhiệm vụ mới. Tuy nhiên việc thay đổi tổ chức thường vấp phải một sự cản trở rất lớn từ bên trong, chủ yếu là do tư tưởng ngại thay đổi của các cán bộ, nhân viên của công ty. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tư tưởng ngại thay đổi làm cản trở tiến trình phát triển của doanh nghiệp là do trình độ của người lao động không theo kịp với sự thay đổi, họ sợ những thay đổi sẽ đưa đến cho họ những bất lợi về địa vị, danh vọng, công ăn việc làm, thu nhập... Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả của công tác thay đổi tổ chức, các doanh nghiệp cần quan tâm làm tốt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ, kiến thức cho người lao động nhờ đó mà họ dễ dàng chấp nhận sự thay đổi.

Ngoài ra, trong các tổ chức, vấn đề đào tạo và phát triển của quản trị tài năng được quan tâm là nhằm mục đích trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu; cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp; tránh tình trạng quản lý lỗi thời. 

Việc quản trị nhân lực, quản trị tài năng giúp giải quyết các vấn đề tổ chức. Đào tạo và phát triển có thể giúp các nhà quản trị giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột giữa cá nhân và giữa công đoàn với các nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả. Hoạt động này giúp hướng dẫn công việc cho nhân viên mới. Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức; chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thử thách cao hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )