Phơi nhiễm rủi ro tài chính là gì? Cách loại trừ phơi nhiễm rủi ro tài chính

Phơi nhiễm rủi ro tài chính là gì? Cách loại trừ phơi nhiễm rủi ro tài chính? Phân tích rủi ro tài chính đối với hoạt động của doanh nghiệp và các lưu ý để tránh rủi ro trong hoạt động tài chính?

Hiện nay trong hoạt động của doanh nghiệp và các nhà đầu tư trên thị trương trong một lĩnh vực cụ thể nào đó luôn tiềm ản những rủi ro và trong đó không thể không kể tới những rủi ro về tài chính. Theo đó nếu đầu tư thất bại nhà đầu tư mất đi số tiền đầu tư đó được gọi là phơi nhiễm rủi ro, hiện nay có các cách loại trừ phơi nhiễm rủi ro tài chính khác nhau mà các nhà đầu tư có thể áp dụng trong quá trình đầu tư kinh doanh sinh lời.

1. Phơi nhiễm rủi ro tài chính là gì?

Phơi nhiễm rủi ro tài chính được dịch trong tiếng Anh có nghĩa là Financial Exposure. Phơi nhiễm rủi ro tài chính là số tiền mà một nhà đầu tư sẽ mất trong đầu tư nếu đầu tư nếu như các dự án đầu tư đó thất bại. Ví dụ như phơi nhiễm rủi ro tài chính liên quan đến việc mua một chiếc xe máy sẽ là số tiền đầu tư ban đầu trừ đi phần được bảo hiểm đối với chiếc xe đó.

Theo nguyên tắc chung, các nhà đầu tư luôn tìm cách hạn chế phơi nhiễm rủi ro tài chính của họ bằng các cách thức và phương pháp khác nhau, điều này giúp tối đa hóa lợi nhuậ cho quá trình đầu tư của họ. Ví dụ cụ thể như nếu 100 cổ phiếu được mua ở mức 10 $ một cổ phiếu. Khi cổ phiếu lên giá 20 $/cp, bán 50 cổ phiếu sẽ loại bỏ rủi ro tài chính. Chi phí cho đầu tư ban đầu là 1000$. Khi cổ phiếu tăng giá, bán 50 cổ phiếu ở mức 20 $, trả lại chi phí đầu tư ban đầu của nhà đầu tư. Rủi ro duy nhất trong tương lai sẽ là lợi nhuận được tạo ra vì nhà đầu tư đã lấy lại số tiền gốc. Bên cạnh đó nếu cổ phiếu giảm giá mua từ 10 $/cp xuống 5 $/cp, nhà đầu tư sẽ mất một nửa số tiền gốc ban đầu.

Ví dụ cụ thể như việc mua một căn nhà rõ ràng khác về phơi nhiễm rủi ro tài chính. Nếu giá trị của bất động sản giảm và chủ nhà bán với giá thấp hơn giá mua ban đầu, chủ nhà nhận ra một khoản lỗ trên khoản đầu tư.

2. Cách loại trừ phơi nhiễm rủi ro tài chính:

Cách đơn giản nhất để giảm thiểu phơi nhiễm rủi ro tài chính là bỏ tiền vào các khoản đầu tư được có ít hoặc không có rủi ro. Chứng chỉ tiền gửi hoặc tài khoản tiết kiệm là hai cách để giảm thiểu phơi nhiễm rủi ro tài chính. Tuy nhiên, rủi ro ít đi cùng với lợi nhuận ít. Ngoài ra, nếu có ít phơi nhiễm rủi ro tài chính, điều này khiến một nhà đầu tư dễ bị tổn thương trước các rủi ro khác như lạm phát. Một cách khác để giảm phơi nhiễm rủi ro tài chính là đa dạng hóa giữa nhiều loại đầu tư và loại tài sản. Để xây dựng một danh mục đầu tư ít biến động, một nhà đầu tư nên có sự kết hợp giữa cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và các loại tài sản khác nhau. Một nhà đầu tư có thể phòng ngừa rủi ro trong thị trường chứng khoán bằng cách sử dụng các tùy chọn, các quĩ giao dịch hoán đổi hoặc các quĩ đầu cơ. Vàng là một trong những phòng vệ giá phổ biến nhất và nó thường được đánh giá cao với đồng đô la khi thị trường biến động.

Ví dụ thực tế về phơi nhiễm rủi ro tài chính.

Phòng vệ giá là một cách khác để giảm phơi nhiễm rủi ro tài chính. Có nhiều cách để phòng vệ giá một danh mục đầu tư hay một khoản đầu tư. New York Times đưa tin vào năm 2007 rằng Southwest Airlines đã mua các hợp đồng dầu trong tương lai với giá thấp hơn dự đoán như một cách phòng vệ giá. Sau này, khi giá dầu tăng vọt và khiến ngành hàng không tăng giá vé và thu hẹp lợi nhuận, Southwest Airlines vẫn có thể duy trì giá vé thấp hơn. Giá vé thấp hơn khiến người tiêu dùng chuyển sang mua vé Southwest Airlines nhiều hơn.

3. Phân tích rủi ro tài chính đối với hoạt động của doanh nghiệp và các lưu ý để tránh rủi ro trong hoạt động tài chính:

Hiện nay có thể thấy để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, nhà quản trị doanh nghiệp không chỉ nắm rõ những rủi ro tài chính cụ thể phát sinh, mà còn phải chú trọng phân tích yếu tố này để ngăn chặn, cũng như hạn chế những rủi ro mới hiệu quả hơn.

Xét trên thực tế về lý thuyết thì việc phân tích rủi ro tài chính doanh nghiệp là phân tích, đánh giá nguy cơ, khả năng xuất hiện và mức độ nguy hại của các rủi ro có thể sẽ gặp phải trong quá trình đầu tư. Đối với nội bộ doanh nghiệp thì việc phân tích, đánh giá các nguy cơ, rủi ro tài chính là rất quan trọng vì nó giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp nhận diện và xác định rõ những rủi ro tài chính của doanh nghiệp, nguyên nhân tác động đến rủi ro tài chính để có các biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro hữu hiệu.

Đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, việc đánh giá, nhận diện rủi ro tài chính giúp cho các chủ thể quản lý biết được khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp để có các quyết định quản lý phù hợp với mục tiêu của họ. Theo các chuyên gia tài chính, yếu tố quan trọng nhất vẫn là nhận thức sâu sắc của ban lãnh đạo về tính chất nguy hại của các rủi ro từng xảy ra hay đang tiềm ẩn và tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro. Hoạt động phân tích rủi ro tài chính được xem là “chìa khóa vàng” giúp các doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.

Để phân tích rủi ro tài chính, nhà quản trị doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ cơ bản như: Cây phân tích, sơ đồ xương cá, biểu đồ Pareto... Trong phân tích rủi ro, các yếu tố rất quan trọng là những thông tin, dữ liệu đầu vào, bao gồm dữ liệu và kinh nghiệm quá khứ cùng với dự báo xu hướng cho giai đoạn trước mắt và tương lai xa hơn.

Nếu nhìn dựa trên quy trình thì việc phân tích rủi ro tài chính doanh nghiệp được thực hiện như sau: Thu thập dữ liệu, xác định chỉ tiêu phân tích, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc hoặc so với chỉ tiêu trung bình ngành hoặc so với chỉ tiêu các công ty cổ phần trong cùng ngành, căn cứ vào độ lớn của từng chỉ tiêu, vào kết quả so sánh, tình hình thực tế của công ty cổ phần để đánh giá mức độ, xu hướng rủi ro tài chính của công ty cổ phần. Khi đánh giá cần xem xét tổng thể các chỉ tiêu.

Một số lưu ý về phân tích rủi ro tài chính tại doanh nghiệp

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố biến động và những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, thì hoạt động quản lý tài chính nói chung và quản trị rủi ro tài chính đang trở thành vấn đề cấp thiết trong công tác quản trị DN. Để công tác quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung và phân tích rủi ro tại doanh nghiệp đạt hiệu quả, cần chú trọng một số vấn đề sau:

Thứ nhất, thực hiện các biện pháp để nâng cao nhận thức về rủi ro tài chính doanh nghiệp. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, hầu như chỉ có các ngân hàng, định chế tài chính và gần đây là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán quan tâm nhiều hơn đến quản trị rủi ro tài chính, còn hầu hết các doanh nghiệp khác đều chưa quan tâm và nhận thức đúng mức về tác động của rủi ro tài chính đến “sức khỏe” doanh nghiệp.

Vấn đề này xuất phát từ thực tiễn phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa và chú trọng đến việc gia tăng lợi nhuận. Để khắc phục tình trạng này, nhà quản trị doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, thường xuyên quan tâm đến có rủi ro và có giải pháp phòng ngừa.

Ngoài ra, không ít doanh nghiệp có xu hướng ngại trao đổi, đề cập về rủi ro tài chính hoặc quá lo lắng khi các rủi ro tài chính xảy ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, rủi ro tài chính xảy đến chưa hẳn là điều gì đó tiêu cực. Nếu nhà quản trị có các phương án, kịch bản phân tích, nghiên cứu rủi ro tài chính, họ có thể biến rủi ro thành cơ hội để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Thứ hai, cần nắm vững các quy trình và các tiêu chí khi phân tích rủi ro tài chính doanh nghiệp để đánh giá chính xác về nguy cơ rủi ro có thể gặp phải. Thông thường các doanh nghiệp ít khi thực hiện các bước theo các quy trình phân tích rủi ro tài chính, hoặc cũng ít khi tham khảo, xem xét đầy đủ các tiêu chí để có thể đưa ra được bức tranh toàn cảnh nhất, cũng như nhận diện dễ nhất về rủi ro tài chính doanh nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy, để thực hiện tốt việc này, nên xây dựng đội ngũ chuyên môn phụ trách quản lý rủi ro và an ninh tài chính doanh nghiệp.

Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung " Phơi nhiễm rủi ro tài chính là gì? Cách loại trừ phơi nhiễm rủi ro tài chính" và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )