Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động là gì? Ý nghĩa sử dụng và ví dụ

Chỉ số tài chính được cho là các mối quan hệ được xác định từ thông tin tài chính của một công ty; được sử dụng cho mục đích so sánh. Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động?

Tài chính được cho là một trong những vấn đề không thể bỏ qua trên thị trường. Bởi nó có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp cũng như các chủ thể liên quan. Để nhằm mục đích có thể biểu thị rõ về mức tài chính của mỗi doanh nghiệp thì sẽ xuất hiện các chỉ số. Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động là một tập hợp các chỉ số tài chính. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

1. Tìm hiểu về chỉ số tài chính:

1.1. Tìm hiểu về chỉ số tài chính:

Ta hiểu về chỉ số tài chính như sau:

Chỉ số tài chính được cho là các mối quan hệ được xác định từ thông tin tài chính của một công ty; được sử dụng cho mục đích so sánh. Chỉ số tài chính cũng được hiểu là các tỉ lệ được tính bằng cách chia một số liệu tài chính; kinh doanh này cho một số liệu khác.

Chỉ số tài chính hiểu đơn giản chính là các mối quan hệ được xác định từ thông tin tài chính của công ty và được sử dụng cho mục đích so sánh. Ba ví dụ điển hình thường được nhắc đến khi nói về chỉ số tài chính là hệ số lợi nhuận trên đầu tư/lợi tức đầu tư (ROI), hệ số lợi nhuận trên tài sản (ROA), và nợ trên vốn chủ sở hữu (debt to equity). Các chỉ số này là kết quả của việc chia số dư tài khoản (account balance) hoặc số đo tài chính cho một yếu tố khác.

Thông thường các số đo hoặc số dư tài khoản này được tìm thấy trong các báo cáo tài chính của công ty - bảng cân đối kế toán (balance sheet), báo cáo kết quả kinh doanh (income statement), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (cashflow statement) và/hoặc báo cáo vốn chủ sở hữu. Chỉ số tài chính có thể cung cấp cho các chủ doanh nghiệp nhỏ và người quản lý một công cụ giá trị để đo lường tiến độ của họ so với mục tiêu nội bộ đã xác định trước, so với một đối thủ cạnh tranh nhất định hoặc so với tổng thể ngành họ đang hoạt động.

Ngoài ra, theo dõi nhiều chỉ số khác nhau theo thời gian là một cách cực kỳ công hiệu để nhằm mục đích có thể xác định xu hướng hoạt động trong giai đoạn đầu. Chỉ số tài chính cũng được các chủ ngân hàng, nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích kinh doanh sử dụng để nhằm mục đích có thể đánh giá tình trạng tài chính của công ty.

Đa số bất kỳ số liệu thống kê tài chính nào cũng có thể được so sánh bằng chỉ số. Tuy nhiên, trên thực tế, các chủ doanh nghiệp nhỏ và các nhà quản lý cũng sẽ chỉ cần quan tâm đến một bộ chỉ số tài chính nhỏ để xác định yếu tố cần cải tiến.

Điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý là các chỉ số tài chính biến động theo thời gian; chúng chỉ có thể phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định (khi mà các số liệu cơ bản đã có đầy đủ). Ví dụ cụ thể như một nhà bán lẻ tính các chỉ số trước và sau mùa Giáng sinh sẽ nhận được kết quả rất khác nhau. Ngoài ra, các chỉ số tài chính có thể gây hiểu nhầm khi đứng đơn lẻ, mặc dù chúng có thể khá giá trị đối với một doanh nghiệp nhỏ khi theo dõi các chỉ số theo thời gian hoặc sử dụng chúng làm cơ sở để so sánh với mục tiêu của công ty hoặc tiêu chuẩn ngành.

Có lẽ cách tốt nhất để các chủ doanh nghiệp nhỏ sử dụng các chỉ số tài chính hiệu quả là tiến hành phân tích các chỉ số chính thức một cách thường xuyên. Dữ liệu thô được sử dụng để tính chỉ số phải được ghi lại trên một biểu mẫu đặc biệt hàng tháng. Sau đó, các chỉ số có liên quan sẽ được tính toán, xem xét và lưu lại để so sánh trong tương lai. Việc xác định cần tính toán chỉ số tài chính nào phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, độ tuổi của doanh nghiệp, thời điểm trong chu kỳ kinh doanh và bất kỳ thông tin cụ thể cần thiết nào khác.

Nói chung, các chỉ số tài chính có thể được chia thành bốn loại chính sau đây:

- Thứ nhất: chỉ số lợi nhuận hay lợi tức đầu tư.

- Thứ hai: khả năng thanh khoản.

- Thứ ba: chỉ số đòn bẩy.

- Thứ tư: chỉ số hoạt động hoặc hiệu quả.

Ra đời và tồn tại; các chỉ số tài chính cũng cho phép chúng ta thực hiện việc so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay. Hầu như bất kỳ số liệu thống kê tài chính nào cũng có thể được so sánh bằng chỉ số. Chính vì lẽ đó mà các chỉ số tài chính đã xuất hiện và đang ngày càng được quan tâm.

1.2. Đặc điểm của chỉ số tài chính:

Đặc điểm của chỉ số tài chính như sau:

Chỉ số tài chính giúp cung cấp cho chủ sở hữu doanh nghiệp thông tin chi tiết về những vấn đề doanh nghiệp của họ đang gặp phải. Các hỉ số tài chính từ đó giúp các chủ thể có thể đưa ra những nhận xét và quyết định tốt hơn cho công việc kinh doanh trong tương lai.

Chỉ số tài chính sẽ biến động theo thời gian. Chỉ số tài chính thực chất cũng chỉ có thể phản ánh tình trạng của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. Do đó; các chủ doanh nghiệp muốn sử dụng các chỉ số tài chính mang lại hiệu quả cao nhất cần phải tiến hành phân tích các chỉ số chính thức một cách thường xuyên.

2. Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động:

Ta hiểu cơ bản về chỉ số tài chính như sau:

Như đã phân tích bên trên thì ta hiểu chỉ số tài chính được hiểu cơ bản là các tỉ lệ được tính bằng cách chia một số liệu tài chính hay số liệu kinh doanh này cho một số liệu khác, ví dụ cụ thể như tổng doanh thu chia cho số lượng nhân viên. Chỉ số tài chính cũng cho phép các chủ thể là những chủ sở hữu doanh nghiệp kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và đo lường mối quan hệ đó. Những chỉ số này thường cũng rất dễ tính toán và sử dụng. Chúng cung cấp cho chủ sở hữu doanh nghiệp thông tin chi tiết về những vấn đề (cả tốt và xấu) đang diễn ra trong doanh nghiệp của họ; chỉ xem xét riêng báo cáo tài chính đôi khi không nhìn ra được thông tin chi tiết về tình hình kinh doanh. Chỉ số tài chính trợ giúp cho việc đưa ra những nhận xét và quyết định kinh doanh nhưng không thể thay thế được kinh nghiệm trong kinh doanh. Tuy nhiên, việc có kinh nghiệm đọc và theo dõi chỉ số tài chính sẽ giúp cho bất kỳ nhà quản lý nào đều trở nên tốt hơn. Chỉ số tài chính có thể giúp xác định các vấn đề cần lưu ý trước khi vấn đề đó diễn ra trong thực tiễn.

Khái niệm nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động:

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động được hiểu là một tập hợp các chỉ số tài chính dùng để đánh giá khả năng của một công ty trong việc chuyển đổi các hạng mục khác nhau thành tiền mặt hoặc doanh thu.

Nhóm chỉ số này ra đời đã giúp ước tính hiệu quả tương quan của công ty trong việc sử dụng tài sản, đòn bẩy, hoặc các khoản mục khác trên báo cáo tài chính và đây cũng chính là một nhân tố quan trọng trong việc xác định liệu cơ cấu quản lí của công ty có làm tốt trong việc sử dụng tài nguyên của mình để tạo ra doanh thu và tiền mặt.

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động trong tiếng Anh là gì? Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động trong tiếng Anh là activity ratios hay asset utilization ratios, efficiency ratios. Ý nghĩa của nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động:

Các công ty thông thường sẽ cố gắng chuyển hóa sản phẩm của họ thành tiền mặt và doanh thu của các công ty càng nhanh càng tốt nhằm mục đích có thể tạo mức thu nhập cao hơn. Vì thế, những chủ thể là các nhà phân tích tài chính thực hiện phân tích cơ bản bắt đầu từ các nhóm chỉ số như nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động.

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động đo lượng tài nguyên mà công ty đầu tư vào khâu quản lí hàng tồn kho và việc thu hồi. Vì một doanh nghiệp thường hoạt động dựa trên nguyên vật liệu, hàng tồn kho và nợ. Cho nên nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động giúp xác định hiệu quả quản lí của công ty trong các khâu này.

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động còn giúp đo lường hiệu quả cơ cấu tổ chức và khả năng sinh lời của một công ty. Chúng giúp so sánh quy trình hoạt động của một công ty với các đối thủ cạnh tranh và những công ty cùng ngành khác cũng như giúp hình thành cơ sở để nhằm thực hiện so sánh các báo cáo giữa nhiều kì khác nhau để nhận biết những thay đổi.

Những ví dụ cụ thể về chỉ số hoạt động hiệu quả:

Một vài ví dụ về chỉ số hoạt động hiệu quả đó chính là số vòng quay tổng tài sản và số vòng quay hàng tồn kho. Ngoài ra một vài chỉ số sau đây cũng là những chỉ số có thể giúp đo lường hiệu quả hoạt động chính của công ty, cụ thể như sau:

- Số vòng quay khoản phải thu: giúp xác định khả năng thu hồi khoản phải thu từ khách hàng.

- Số vòng quay hàng tồn kho: giúp xác định khả năng quản trị hàng tồn kho.

- Số vòng quay tổng tài sản: giúp xác định hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )