Nghiên cứu định lượng là gì? Ví dụ về nghiên cứu định lượng?

Nghiên cứu định lượng là gì? Kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng? Đặc điểm và ví dụ của nghiên cứu định lượng? Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu định lượng? Phân biệt phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính?

Chắc hẳn, hiện nay, thuật ngữ nghiên cứu định lượng chính là một trong số các khái niệm khá lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng đối với những người khi họ đang làm và thực hiện các công việc liên quan đến nghiên cứu thì thực chất đây lại là khái niệm rất quen thuộc.

1. Nghiên cứu định lượng là gì?

Nghiên cứu định lượng được hiểu cơ bản chính là việc thực hiện thu thập, phân tích thông tin căn cư strên cơ sở các số liệu đã thu được từ thị trường để nhằm mục đích có thể từ đó giúp các chủ thể đưa ra các kết luận về nghiên cứu thị trường thông qua việc các chủ thể đó sử dụng các phương pháp thống kê để nhằm từ đó xử lý dữ liệu và số liệu.

Nghiên cứu định lượng cũng được hiểu đơn giản chính là việc các chủ thể thực hiện điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua các số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính.

Nội dung của phân tích định lượng đó là để nhằm có thể thu thập được số liệu từ thị trường, xử lý các số liệu này thông qua các phương pháp thống kế thông thường, mô phỏng hoặc chạy các phần mềm xử lý dữ liệu và từ đó các chủ thể sẽ có thể đưa ra các kết luận chính xác.

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng đó chính là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết có liên quan trực tiếp tới các hiện tượng. Quá trình đo lường cũng chính là trung tâm của nghiên cứu định lượng bởi vì quá trình đo lường này cũng đã giúp cung cấp các kết nối cơ bản giữa quan sát thực nghiệm và biểu thức toán học của các mối quan hệ định lượng. Số liệu định lượng được hiểu chính là tất cả các dữ liệu ở dạng số như số liệu thống kê, tỷ lệ phần trăm và nhiều dạng số liệu cụ thể khác.

Nghiên cứu định lượng trong giai đoạn hiện nay thông thường được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học, trong đó có thể bao gồm các phương pháp sau:

- Thế hệ của các mô hình, lý thuyết và các giả thuyết cụ thể.

- Sự phát triển của các công cụ và phương pháp đo lường.

- Kiểm nghiệm và thao tác của các biến.

- Thu thập số liệu thực nghiệm.

- Mô hình hóa và phân tích các dữ liệu.

Bên cạnh việc các chủ thể thực hiện việc nghiên cứu định lượng ta thường sẽ gặp phải khái niệm về việc nghiên cứu định tính. Hiểu một cách cơ bản thì ta thấy rằng, nghiên cứu định tính chính là đặt câu hỏi rộng và thu thập dữ liệu từ hiện tượng hoặc các chủ thể là những người tham gia. Các nhà nghiên cứu sẽ tìm kiếm các chủ đề và thực hiện việc mô tả các thông tin trong các chủ đề và các xu hướng đặc thù của tập hợp các chủ thể là những thành viên tham gia.

Nghiên cứu định lượng trong tiếng Anh là: Quantitative research.

2. Kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng:

Sử dụng kỹ thuật thống kê nhằm mục đích để có thể tóm tắt được dữ liệu, mô tả các mẫu, mối quan hệ và kết nối các biến số đến với nhau, từ đó cũng sẽ giúp các chủ thể có thể hình thành báo cáo với các thông tin hữu ích, dễ xem giúp các chủ thể có thể nhanh chóng đưa ra quyết định chính xác hơn. Có hai loại bao gồm:

- Thống kê mô tả (Descriptive statistics):

Thống kê mô tả sẽ bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả để nhằm mục đích có thể phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

- Thống kê suy luận (Inferential statistics):

Thống kê suy luận bao gồm các phương pháp ước lượng, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc đưa ra quyết định dựa trên cơ sở thực hiện việc thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu.

3. Đặc điểm và ví dụ của nghiên cứu định lượng:

Từ khái niệm được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy rằng, nghiên cứu định lượng có các đặc điểm cơ bản như sau:

- Mục đích của nghiên cứu định lượng đó chính là để thực hiện việc đo lường, kiểm tra đối với sự liên quan giữa các biến số dưới dạng thống kê. Nghiên cứu định lượng thực chất chính là phương pháp dùng để nhằm mục đích tổng quát hóa kết quả nghiên cứu thông qua phân phối mẫu đại diện. Có những lúc các biến số cơ bản có tính chất định tính, chúng ta cũng sẽ cần lượng hóa biến số để nhằm mục đích có thể thực hiện nghiên cứu định lượng.

- Các phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng trên thực tế có thể là cân, đo, sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc để nhằm thực hiện việc phỏng vấn, ghi chép, tập hợp dữ liệu.

Ví dụ về nghiên cứu định lượng:

Ví dụ cụ thể về nghiên cứu định lượng: Khi một chủ thể tiến hành việc nghiên cứu mẫu thiết kế chiếc máy tính A và chiếc máy tính B, chúng ta sẽ có thể đưa ra khảo sát cụ thể bằng cách xếp hạng các tiêu chí cho các chủ thể là người dùng lựa chọn. Kết quả mà quá trình này đem lại thực chất sẽ có thể kết luận cụ thể đến 90% sự thẩm mỹ về mẫu mã của chiếc điện thoại và từ đó nhà sản xuất cũng sẽ có những sự thay đổi, cải tiến phù hợp hơn.

4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu định lượng:

Ưu điểm của nghiên cứu định lượng:

- Tính khách quan khoa học: Dữ liệu định lượng thực chất cũng sẽ có thể được giải thích bằng việc các chủ thể thực hiện việc phân tích thống kê và vì thống kê sẽ được dựa trên các nguyên tắc toán học, nên phương pháp định lượng trong giai đoạn hiện nay cũng được xem là phương pháp có tính khoa học và hợp lý. Vì thế nên ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu định lượng có tính chất hoàn toàn phù hợp để nhằm mục đích có thể thực hiện việc kiểm định các giả thiết được đặt ra.

- Ưu điểm của nghiên cứu định lượng đó là độ tin cậy cao của kết quả nghiên cứu, tính đại diện cao nên thực tế kết quả nghiên cứu định lượng có thể khái quát hóa lên cho tổng thể mẫu.

- Ưu điểm của nghiên cứu định lượng đó là phân tích nhanh chóng: Các phần mềm được sử dụng để phân tích giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. GIúp có thể hạn chế đến mức thấp những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh do yếu tố con người trong xử lý số liệu.

Nhược điểm của nghiên cứu định lượng:

- Thực tế thì các nghiên cứu định lượng không làm rõ được hiện tượng về con người (nghiên cứu hành vi).

- Yếu tố chủ quan của chủ thể là người khảo sát: Chủ thể là nhà nghiên cứu khi thực hiện nghiên cứu định lượng sẽ có thể bỏ lỡ các chi tiết giá trị của cuộc khảo sát nếu quá tập trung vào việc kiểm định các giả thiết đặt ra.

- Nhược điểm của nghiên cứu định lượng đó là sự khác nhau trong cách hiểu các câu hỏi: Việc này thường thì sẽ xảy ra khi đối tượng phỏng vấn không hiểu câu hỏi đặt ra như ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của chính bản thân họ. Đối với nghiên cứu định lượng, phần lớn các hình thức nghiên cứu người phỏng vấn sẽ không có khả năng can thiệp, giải thích hay làm rõ các câu hỏi cho các chủ thể là những người trả lời.

- Những sai số do ngữ cảnh trên thực tế của nghiên cứu định lượng cũng sẽ có thể ảnh hưởng đến nội dung cuộc khảo sát. Phương pháp nghiên cứu định lượng thường thì sẽ đưa ra giả định rằng hành vi và thái độ của con người không thay đổi theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, câu trả lời của đối tượng có thể thay đổi khi phụ thuộc vào những ngữ cảnh khác nhau trong thực tế.

- Nghiên cứu định lượng thường sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu phức tạp hơn định tính bởi vì thế mà nghiên cứu định lượng cũng sẽ tốn nhiều thời gian hơn để các chủ thể có thể thiết kế quy trình nghiên cứu.

- Bởi vì nghiên cứu định lượng cần mẫu lớn để nhằm mục đích có thể khái quát hoá cho tổng thể nên chi phí được dùng nhằm mục đích để thực hiện một nghiên cứu định lượng thường rất lớn và sẽ lớn hơn nhiều so với nghiên cứu định tính.

5. Phân biệt phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính:

Phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:

- Khái niệm:

+ Nghiên cứu định tính được hiểu cơ bản chính là phương pháp thực hiện việc thu thập dữ liệu bằng chữ và nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận nhằm mục đích để có thể tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.

+ Nghiên cứu định lượng được hiểu cơ bản chính là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường để nhằm mục đích từ đó sẽ đưa ra các kết luận về nghiên cứu thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để nhằm mục đích có thể xử lý dữ liệu và số liệu.

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu; Thảo luận nhóm; Quan sát tham dự.

+ Nghiên cứu định lượng thường được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học đã được nêu cụ thể bên trên.

- Cách thức lập bảng hỏi:

+ Nghiên cứu định tính: Cách thức lập bảng hỏi của nghiên cứu định tính sẽ không theo thứ tự; câu hỏi mở; câu hỏi dài; câu hỏi gây tranh luận.

+ Nghiên cứu định lượng: Cách thức lập bảng hỏi của nghiên cứu định lượng sẽ theo thứ tự; câu hỏi đóng - mở; câu hỏi được soạn sẵn; câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích; câu hỏi không gây tranh luận.

Trong nghiên cứu thị trường, mỗi người đều sẽ nên cân nhắc sử dụng cả hai phương pháp đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để có được những kết quả có giá trị nhất đối với chính bản thân mình và những người xung quanh.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )