Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp là gì? Phân tích các chỉ tiêu đánh giá.

Khả năng thanh toán chung còn được biết đến với tên gọi là Khả năng thanh toán tổng quát. phân tích các chỉ tiêu đánh giá?

Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Các khả năng được xác định mang các ý nghĩa đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư nói riêng. Ngoài ra, nó cũng đem đến ý nghĩa nhất định cho các tổ chức, cá nhân liên quan khác. Để hoạt động doanh nghiệp hiệu quả, đây là chỉ số mà mỗi người cần hiểu để vận dụng tốt kiến thức kinh doanh.

Căn cứ pháp lý: Luật Doanh nghiệp năm 2020.

1. Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp là gì?

Khái niệm

Khả năng thanh toán chung còn được biết đến với tên gọi là Khả năng thanh toán tổng quát.

Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp thể hiện khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp đó. Khả năng này được xác định dựa trên nguồn tài sản hiện có của doanh nghiệp, nói cách khác là tổng tài sản hiện có.

Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu trong xem xét tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Từ đó mà xác định độ mạnh về tài chính của doanh nghiệp đó. Chúng ta cần chú ý đến hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.

Công thức tính:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ phải trả

Dựa trên ý nghĩa đó, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể xác định được các giá trị hiện còn của công ty. Các giá tri tài sản đó được sử dụng vào mục đích gì sẽ tạo ra lợi nhuận. Hay đơn giản hơn là xác định khả năng có thể thanh toán giá trị cho quá trình hoạt động doanh nghiệp.

Đại lượng này đặc trưng cho khả năng thực hiện hoạt động được coi là nghĩa vụ trong một khoảng thời gian được xem xét nhất định. Để xem một doanh nghiệp có khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ ra sao, tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ là gì.

Hệ số này được đo lường bằng giá trị tổng các tài sản doanh nghiệp sở hữu với tổng số nợ phải thanh toán. Có thể hiểu đây là tổng các khoản nợ kể cả nợ dài hạn và nợ đến hạn. Đó là tất cả các khoản nợ mà doanh nghiệp chưa thanh toán cho đối tác.

Mục đích đánh giá

Xác định khả năng thanh toán còn mang đến ý nghĩa nhất định cho các cá nhân, tổ chức có hoạt động liên quan đến doanh nghiệp. Đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp không chỉ nhằm nắm bắt các thông tin. Mà quan trọng hơn, xem xét doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ hay không. Cũng như cung cấp cho họ các thông tin về mức độ biến động, xu hướng biến động và nhịp điệu biến động khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp.

Nói cách khác, thông qua xác định hệ số khả năng thanh toán tổng quát, sẽ nắm được các thông tin liên quan đến doanh nghiệp bao gồm:

- Doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán nợ không?

- Có cơ sở so sánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp so với bình quân ngành, bình quân khu vực hoặc với các doanh nghiệp tiên tiến.

- Tình hình biến động (tăng, giảm) khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản trong kì của doanh nghiệp?

2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá:

Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp được đánh giá thông qua chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Trong đó:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Htq) thể hiện:

Htq >2: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt. Tuy nhiên, nếu trong tài sản được thống kê có giá trị hàng tồn kho quá lớn, cũng ảnh hưởng đến việc xác định giá trị tài sản thực tế khi thanh toán nợ.

1≤ Htq <2: Về cơ bản, với tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.

0 ≤ Htq<1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp. Khi chỉ số càng tiến dần về 0, doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng thanh toán. Có thể dẫn đến phá sản nếu doanh nghiệp không có giải pháp phù hợp.

2.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát;

Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là một giá trị xác định được. Giá trị này cho ta biết được khả năng thực tế trong nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ chung của doanh nghiệp. Điều này tạo ra nhiều ý nghĩa trong đánh giá của doanh nghiệp. Ngoài ra còn là cơ sở để các nhà đầu tư, cá nhân, tổ chức xem xét hợp tác với doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu những ý nghĩa trong việc xác định khả năng này mang lại.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán chung (tổng quát) của doanh nghiệp.

Hệ số được xác định là một đại lượng mang giá trị cụ thể. Có thể nói, đây là chỉ tiêu khái quát nhất phản ánh năng lực (khả năng) thanh toán của doanh nghiệp. Bởi khi xác định giá trị của các khoản nợ và khả năng thanh toán nợ, cần đưa ra giá trị định giá đem vào trả nợ. Việc đánh giá trên năng lực khả năng chính là dùng hết tất cả các tài sản để trả nợ.

Chỉ tiêu này cho biết: Với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Khi có khả năng trả nợ, tức là giá trị tài sản thống kê được của doanh nghiệp lớn hơn tổng các giá trị khoản nợ chưa trả. Lúc này, hệ số khả năng thanh toán tổng quát có giá trị lớn hơn 1.

Ngược lại, nếu giá trị tài sản doanh nghiệp nắm giữ ít hơn giá trị các khoản nợ, lúc này hệ số sẽ nhỏ hơn 1. Khi đó, tài sản không thể bảo đảm sẽ trả đủ cho các khoản nợ của doanh nghiệp nếu thực hiện hoạt động trả nợ ở thời điểm đó.

Cho biết mức độ bảo đảm về mặt tài sản cho các khoản nợ.

Giá trị nhận được nhằm tạo số liệu giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng thanh toán đối với tổng các khoản nợ của mình. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Đây chỉ là bước xác định hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Bởi vậy, giá trị tính được sẽ nói lên mức độ bảo đảm giá tri tài sản cho các khoản nợ của doanh nghiệp. Nói cách khác, với cùng một đơn vị tiền tệ, một đồng nợ phải trả của doanh nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản.

Với giá trị tài sản của mình, doanh nghiệp xác định các cách thức tham gia vào hoạt động kinh doanh. Hay có thể là việc sẽ sử dụng tài sản như thế nào vào sản xuất, chi phí kèm theo hoạt động của doanh nghiệp,...

Trên thực tế, các giá trị về mặt tài sản doanh nghiệp sở hữu có thể lớn hơn nhiều lần các khoản nợ chưa trả. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn nói lên khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại thời điểm đó. Bởi nhiều trường hợp, do giá trị hàng tồn kho quá lớn, không thể ngay lập tức giúp doanh nghiệp nhận về giá trị hay tài sản thực tế.

2.2. Tổng tài sản:

Tổng tài sản là sự quy đổi thành giá trị phục vụ cho việc so sánh khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Các tài sản doanh nghiệp đang sở hữu có thể là tồn tại đa dạng dưới các hình thức khác nhau. Bao gồm tài sản là vật chất, tiền, tương đương với tiền, hàng tồn kho,... Bất cứ gì có giá trị mà doanh nghiệp đang sở hữu đều được coi là tài sản của doanh nghiệp.

Tổng tài sản này nếu được sử dụng hết để trả các khoản nợ thì sau đó, doanh nghiệp sẽ không còn bất cứ tài sản gì. Đây là cách thức so sánh khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đem đến khả thi nhất đối với doanh nghiệp. Do các giá trị tài sản đều được đưa vào tính toán.

Tổng giá trị tài sản là đại lượng tỉ lệ thuận với Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Do đó nếu giá trị tài sản này càng lớn có thể sẽ kéo theo hệ số tính được càng lớn. Điều này cũng khẳng định về khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp càng cao.

Tổng tài sản càng lớn cũng cho biết tiềm lực về kinh tế lớn mạnh của doanh nghiệp. Nhờ đó mà có cơ sở thu hút các hoạt động hợp tác, vay vốn hay tạo vị thế cho doanh nghiệp trong kinh doanh.

2.3. Nợ phải trả:

Nợ phải trả là các quy đổi về giá trị nợ nhằm phục vụ cho việc so sánh khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Các khoản nợ doanh nghiệp chưa trả có thể có thời điểm đến hạn khác nhau, giá trị quy đổi ra tiền khác nhau.

Đây là cách thức so sánh khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đem đến khả thi nhất đối với doanh nghiệp. Do các khoản nợ đều được đưa vào tính toán. Mặc dù khoản nợ đó trên thực tế đã đến hạn, chưa đến hạn hay đang quá hạn.

Tổng nợ phải trả là đại lượng tỉ lệ nghịch với Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Các khoản nợ này cần phải được thực hiện cho các mục đích quan trọng của công ty. Đặc biệt là mục đích tạo ra giá trị lợi nhuận.

Như vậy, có thể thấy Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp là cách xem xét, đánh giá chung nhất đối với khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Qua đó cũng giúp ta thấy được các tiềm lực về tài sản hiện có, tiềm lực trong đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số đánh giá khả năng này còn giúp các nhà đầu tư, ngân hàng có cơ sở quyết định hợp tác với doanh nghiệp.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )