Đồng tiền chức năng là gì? Đặc điểm và phân loại các đồng tiền chức năng

Đồng tiền chức năng là gì? Đặc điểm của đồng tiền chức năng? Phân loại các đồng tiền chức năng?

Đồng tiền chức năng là một cụm từ trong tài chính thường hay được nhắc tới, tuy nhiên lại rất ít ai biết bản chất của nó và hiện nay đồng tiền chức năng làm sao để sử dụng hiệu quả nhất.

1. Đồng tiền chức năng là gì?

Đồng tiền chức năng tiếng Anh là Functional Currency. Đồng tiền chức năng là khái niệm phổ biến với các công ty đa quốc gia, đại diện cho môi trường kinh tế chính trong đó một thực thể tạo ra tiền mặt và sử dụng tiền mặt. Đồng tiền chức năng là loại tiền tệ chính được sử dụng bởi một đơn vị kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Đồng tiền chức năng là một đơn vị tiền tệ của tài khoản, đại diện cho môi trường kinh tế chính mà thực thể đó hoạt động.

2. Đặc điểm của đồng tiền chức năng:

Đôi khi, đồng tiền chức năng của công ty có thể là loại tiền tệ giống như đơn vị tiền tệ của quốc gia nơi nó hoạt động kinh doanh nhiều nhất. Tuy nhiên, đồng tiền chức năng có thể là một loại tiền tệ riêng biệt với loại tiền tệ tại nơi công ty có trụ sở chính.

Ví dụ, một công ty Canada với phần lớn hoạt động tại Mỹ sẽ coi đồng đô la Mỹ là đồng tiền chức năng của mình, ngay cả khi số liệu tài chính trên bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập được thể hiện bằng đô la Canada. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) cung cấp hướng dẫn về việc dịch các giao dịch ngoại tệ và báo cáo tài chính.

Bây giờ, các nền kinh tế thế giới đã phát triển theo chiều hướng ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Các tập đoàn đa quốc gia đang ngày càng tham gia vào sự hội nhập của thị trường thế giới, bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ, và dòng vốn quốc tế toàn cầu được cho là sẽ duy trì tính cạnh tranh.

Với các hoạt động quốc tế, các công ty thường có sự lựa chọn khó khăn trong việc lựa chọn một loại tiền chức năng, vì phải giải quyết một số vấn đề báo cáo tài chính, bao gồm xác định các loại tiền chức năng phù hợp, ghi chép kế toán các giao dịch ngoại tệ và chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty mẹ thành loại tiền tệ hợp nhất.

Ngoài ra, công ty phải đối mặt với các yếu tố khác, bao gồm việc tìm kiếm loại tiền ảnh hưởng nhất đến giá bán. Đối với các đơn vị bán lẻ và sản xuất, loại tiền chức năng phù hợp nhất là loại tiền tệ của hàng tồn kho, chi phí nhân lực lao động và các chi phí phát sinh.

Hiệu quả kinh doanh tổng thể có thể sẽ trở nên khó xác định khi có quá nhiều loại tiền tệ trong ghi chép bán hàng. Do đó, cả hai qui trình GAAP và IAS đều đưa ra cách các thực thể có thể chuyển đổi các giao dịch ngoại tệ thành đồng tiền chức năng nhằm mục đích báo cáo.

3. Phân loại các đồng tiền chức năng:

3.1. Bitcoin (BTC):

Bitcoin là đồng tiền mã hóa tiền dựa trên blockchain đầu tiên. Được tạo ra vào năm 2009 bởi một nhân vật có bí danh Satoshi Nakomoto, Bitcoin kể từ đó đã thu hút hàng triệu nhà đầu tư và trở thành loại tiền mã hóa lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường. Bitcoin vốn có tính khan hiếm: sẽ chỉ có 21 triệu Bitcoin có thể được “đào”. Blockchain bằng chứng công việc (proof-of-work) của đồng tiền số này đã trở thành khuôn mẫu cho các loại tiền số khác trong việc xây dựng cơ chế đồng thuận phi tập trung.

3.2. Ethereum (ETH):

Ethereum được tạo ra vào năm 2014 bởi lập trình viên người Canada gốc Nga Vitalik Buterin và nhà khoa học máy tính người Anh Gavin Wood, người sau này cũng góp công vào các dự án tiền điện tử khác. Đồng tiền Ether được xây dựng trên nền tảng của blockchain Ethereum có chức năng vận hành các hợp đồng thông minh. Không giống như Bitcoin được các nhà đầu tư chủ yếu xem như một kho lưu trữ giá trị, giá trị của Ether đến từ việc nó tạo điều kiện cho các hợp đồng thông minh trong các ứng dụng phi tập trung. Hầu hết các dự án “DeFi” (tài chính phi tập trung) được xây dựng dựa trên Ethereum.

Nguồn cung của Ether không bị giới hạn, có nghĩa là tổng số Ether được khai thác vẫn chưa được quyết định, mà sẽ được xác định bởi các thành viên trong cộng đồng Ethereum. Mạng lưới này dự kiến sẽ chuyển đổi từ cơ chế bằng chứng công việc sang cơ chế bằng chứng cổ phần (proof-of-stake) trong tương lai gần.

3.3. Stellar (XLM):

Stellar là một blockchain mã nguồn mở có đồng tiền “bản địa” là Lumen. Mạng lưới này được thiết lập vào năm 2014 bởi nhà truyền bá tiền điện tử Jed McCaleb, người trước đây đã đồng sáng lập Ripple Labs và sàn giao dịch tai tiếng Mt. Gox.

Mục tiêu của Stellar là đem lại các giao dịch rẻ hơn ở các thị trường kém phát triển. Blockchain này đã tránh sử dụng một mạng lưới khai thác tiêu chuẩn để xác thực giao dịch, thay vào đó dựa vào thuật toán được gọi là “hiệp ước liên kết byzantine”.

3.4. Binance Coin (BNB):

Binance Coin là đứa con tinh thần của Changpeng Zhao, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Binance, sàn giao dịch hàng đầu thế giới về mua bán tiền ảo.

Mã token BNB được tạo ra với mục đích tạo thuận lợi cho các giao dịch trên mạng Binance, cho phép người dùng thanh toán phí giao dịch của họ cũng như truy cập các sản phẩm và dịch vụ khác, chẳng hạn như sàn giao dịch phi tập trung của Binance. Người dùng BNB được hưởng phí giao dịch trên Binance thấp hơn so với những người thanh toán bằng các loại tiền ảo khác. Kể từ khi được thành lập, sự phổ biến của BNB đã dần vượt ra ngoài chức năng của nó trên sàn giao dịch Binance, thu hút các nhà đầu cơ và nhà giao dịch trong ngày. BNB sử dụng mô hình đồng thuận bằng chứng cổ phần.

3.5. Cardano (ADA):

Cardano được thành lập vào năm 2015 bởi nhà khoa học máy tính Charles Hoskinson, nhà đồng sáng lập Ethereum nhưng đã rời bỏ dự án vì những bất đồng với các thành viên sáng lập khác.

Tiền điện tử của Cardano, ADA, được bảo mật bằng một giao thức bằng chứng cổ phần có tên là Ouroboros - vận hành cả blockchain được cho phép và không được phép. Cardano Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thụy Sĩ và giám sát sự phát triển của dự án này. Tổ chức đã thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm sâu rộng, với hơn 90 bài viết về công nghệ blockchain. Phần lớn công trình học thuật này làm nền tảng cho công nghệ của Cardano.

3.6. Dogecoin (DOGE):

Dogecoin xuất hiện vào năm 2013 như một trò đùa. Linh vật của mã token này lấy từ meme doge trên internet và nhằm mục đích mỉa mai sự phát triển của cái gọi là “altcoin” (các đồng tiền mã hóa ngoài Bitcoin ra). Dogecoin có nguồn cung lớn và không bị hạn chế, có nghĩa là đồng tiền này có thể lạm phát vô hạn. Đồng tiền số này đã thu hút hàng triệu nhà đầu tư mới vào năm 2021 khi giám đốc điều hành Elon Musk của Tesla, chủ sở hữu Mark Cuban của đội bóng rổ thuộc NBA và những người nổi tiếng khác bắt đầu tweet về loại tiền ảo trước đó ít được biết đến này.

3.7. XRP (XRP):

XRP là đồng tiền “bản địa” của blockchain Ripple, được thiết kế để phục vụ như một loại tiền tệ trao đổi trong một mạng lưới chuyển tiền được sử dụng bởi các tổ chức tài chính. Nguồn cung tiền XRP là hữu hạn: sẽ chỉ có 100 tỷ mã token có thể được “đúc”. Mạng thanh toán RippleNet được sử dụng bởi các ngân hàng và nhà cung cấp thanh toán hàng đầu trên toàn cầu, chẳng hạn như Bank of America và American Express.

3.8. Litecoin (LTC)

Litecoin được tạo ra vào năm 2011 bởi Charlie Lee, một cựu kỹ sư của Coinbase và Google. Nó được thiết kế để trở thành một phiên bản nhanh hơn của Bitcoin: các khối mới được tạo cứ sau 2,5 phút, tức nhanh gấp 4 lần khoảng thời gian 10 phút/khối của Bitcoin.

Thông lượng giao dịch nhanh hơn của Litecoin khiến nó trở thành một đơn vị tiền tệ nhanh nhạy hơn. Nguồn cung của Litecoin cũng lớn gấp 4 lần so với Bitcoin: tối đa 84 triệu mã token Litecoin sẽ được khai thác. Litecoin giống với Bitcoin ở chỗ đều dựa trên cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc, mặc dù nó sử dụng một thuật toán băm (hashing) khác giúp việc khai thác dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư cá nhân.

3.9. Bitcoin Cash (BCH)

Bitcoin Cash là một nhánh của blockchain Bitcoin. Ra mắt vào năm 2017, giải pháp thay thế cho Bitcoin này có kích thước khối lớn hơn, nhằm tạo điều kiện cho nhiều giao dịch hơn đồng thời cải thiện khả năng mở rộng. Bitcoin Cash cũng sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc giống như Bitcoin, và nó cũng giới hạn nguồn cung của mình ở mức 21 triệu mã token. Những người ủng hộ Bitcoin Cash có xu hướng tin rằng đồng tiền này nên được sử dụng như một phương tiện trao đổi, trong khi những người ủng hộ Bitcoin xem việc sử dụng đồng tiền ảo ưa thích của họ như một kho lưu trữ giá trị.

Chainlink là một mạng lưới oracle (cầu nối dữ liệu) phi tập trung liên kết các hợp đồng thông minh (như các hợp đồng trên blockchain dựa trên Ethereum), với các nguồn thông tin ngoài chuỗi như các nhà cung cấp dữ liệu và giao diện lập trình ứng dụng (API).

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung " Đồng tiền chức năng là gì? Đặc điểm và phân loại các đồng tiền chức năng" và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )