Điểm chiết khấu âm là gì? Đặc điểm và ví dụ về điểm chiết khấu âm

Trong kinh doanh có rất nhiều các thuật ngữ khác nhau để mô tả về hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như đối với các giao dịch môi giới bất động sản người ta thường nhắc tới thuật ngữ điểm chiết khấu âm là để chỉ sự giảm giá cho các nhà môi giới bất động sản.

1. Điểm chiết khấu âm là gì?

Điểm chiết khấu âm trong tiếng Anh là Negative Point.

Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về điểm chiết khấu âm đây được hiểu đó là số tiền được người cho vay giảm giá cho các nhà môi giới bất động sản, người đi vay, hoặc các khoản thế chấp. Hệ thống điểm chiết khấu cho phép nhiều người không đủ khả năng chi trả chi phí mua nhà một lần, mua nhà ở.

Việc chết khấu trong kinh doanh là một nội dung rất quan trọng vì nó liên quan tới chiến lược của doanh nghiệp, việc chiết khấu trong kinh doanh được hiểu là phần tỷ lệ giảm giá mà người bán dành cho người mua hàng. Trên thực tế thì với loại hình chiết khấu này giúp kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Thông thường chiết khấu đi kèm thêm điều kiện như mua với số lượng bao nhiêu, hay hình thức thanh toán ngay bằng tiền mặt, …

Ví dụ như nếu như khách hàng mua hàng có hóa đơn thanh toán trên 1 triệu sẽ được chiết khấu 20%. Như vậy để đạt được chiết khấu 20% người tiêu dùng đáng lẽ sẽ chỉ mua sản phẩm tiêu dùng thui nhưng sẽ cố mua thêm một số sản phẩm khác để hưởng chiết khấu.

Chiết khấu trong ngân hàng chính là lãi xuất do ngân hàng tính lãi đối với khách hàng. Đây chính là hình thức ngân hàng kinh doanh tiền tệ.

Trong kinh tế chiết khấu theo lệ chiết khấu thi thường được sử dụng trong các tính toán tài chính và được chọn tương đương với chi phí vốn bỏ ra.

Như vậy ta thấy với mức chiết khấu thường được chọn tương đương nhau với chi phí vốn, với tỷ lệ chiết khấu có thể điều chỉnh được. Theo đó nên việc chiết khấu chúng ta cần đòi hỏi người bán hàng cần có sự tính toán một cách hợp lý nhất để đưa ra mức chiết khấu hợp lý nhất vừa kích thích khách hàng vừa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, công ty.

2. Đặc điểm về điểm chiết khấu âm:

Để biết được chiết khấu như thế nào cần xác định được tỷ lệ chiết khấu đây được hiểu là tính lãi suất được chiết khấu trên dòng tiền vào ra trong kinh doanh cụ thể. Tỉ lệ chiết khấu thường được tính tương đương với chi phí vốn trong tài chính và nếu trong mua bán, kinh doanh thương mại thì tỷ lệ chiết khấu chính là tỷ lệ được giảm giá, khuyến mại cho người mua nhằm kích thích mua sắm. Trong đầu tư, ở các dự án tư nhân thì tỷ lệ này được dựa trên chi phí bình quân gia quyền về vốn mà doanh nghiệp phải chịu.

Các khoản hoàn trả được trả cho các nhà môi giới thế chấp, còn được gọi là phí phần bù chênh lệch lợi suất (YSP), là một phần của thu nhập các nhà môi giới thế chấp.

Khi khoản hoàn trả được ghi nhận cho người đi vay, nó có thể được sử dụng để trả một số khoản thanh toán cho vay hoặc trang trải các chi phí. Chúng được gọi là các điểm chiết khấu âm, hay các khoản thế chấp không chi phí cho người đi vay.

Số tiền hoàn trả cho người đi vay không được vượt quá chi phí các khoản thanh toán và không thể được sử dụng để trả trước.

Điểm chiết khấu âm có thể được sử dụng để trang trải một số chi phí sang nhượng phát sinh, ví dụ như phí ngân hàng và phí nhượng quyền. Nhưng không thể được sử dụng để trang trải các chi phí định kì như chi phí lãi vay hoặc thuế bất động sản.

Điểm chiết khấu âm cho phép những người đi vay có ít hoặc không có tiền để trả các chi phí, có thể vay thế chấp. Tuy nhiên, tính kinh tế của việc sử dụng các điểm chiết khấu âm phụ thuộc vào thời hạn vay của người đi vay.

Nếu người đi vay có ý định giữ thế chấp trong một thời gian ngắn, việc tránh các chi phí trả trước và nhận lại lãi suất cao hơn, có thể tiết kiệm hơn tương đối.

Nếu người đi vay có ý định giữ thế chấp trong một thời gian dài, có thể sẽ tiết kiệm hơn khi họ thanh toán các chi phí trả trước để đổi lấy một mức lãi suất thấp hơn.

3. Ví dụ về Điểm chiết khấu âm:

Thường thì trong kinh doanh các doanh nghiệp sử dụng điểm chiết khấu âm vào một khoản thế chấp có thể làm tăng lãi suất, nhưng làm giảm chi phí sang nhượng hoặc đóng hợp vay đồng thế chấp. 

Nếu người đi vay chấp nhận một điểm chiết khấu âm, người cho vay có thể tăng lãi suất thêm 0,25% nhưng cho người đi vay 1% khoản vay dưới dạng tín dụng cho chi phí đóng hợp đồng.

Giả sử một người đi vay tìm kiếm khoản vay thế chấp1.000.000 USD để mua nhà.

Người cho vay cấp khoản vay với lãi suất 5% với 2 điểm chiết khấu âm, sẽ hoàn lại cho người đi vay 20.000 USD áp dụng cho chi phí đóng khoản vay.

Ngược lại, một khoản vay truyền thống cho cùng số tiền vay là 1.000.000 USD để mua nhà với lãi suất 4% với khoản thanh toán trước 1%. Với khoản vay này, dù có lãi suất thấp hơn, nhưng nó đòi hỏi người đi vay phải trả trước 10.000 USD.

Một số nhà môi giới thế chấp có thể không tiết lộ với người đi vay về các điểm chiết khấu âm. Tuy nhiên, nếu có họ sẽ giữ số tiền hoàn lại từ các điểm chiết khấu âm làm phí hoa hồng cho việc môi giới khoản vay.

4. Những loại chiết khấu trong kinh doanh:

Chiết khấu trong kinh doanh có 2 loại chính, đó là: chiết khấu tiền mặt và chiết khấu thương mại.

Chúng ta đã gặp việc chiết khấu tiền mặt rất thường xuyên đây hiểu đó là một khoản trợ cấp hoặc nhượng bộ do người bán đưa ra cho người mua. Kích thích người mua thanh toán hoặc giải quyết nhanh chóng trong thời gian nhanh chóng.

Ngoài chiết khấu tiền mặt ra còn có chiết khấu thương mại đây được hiểu đó là giảm giá danh mục của hàng hóa nếu người mua hàng mua với số lượng lớn. Như vậy nên với mục đích của việc chiết khấu này thường là để khuyến khích người mua thực hiện mua hàng số lượng lớn. Ta thấy dạng chiết khấu thương mại áp dụng đa số là cho các bên phân phối hàng hóa và với mô hình này thì các nhà sản xuất sẽ khuyến khích những siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng, cửa hàng tạp hóa, đại lý của mình mua số lượng hàng lớn sẽ nhận được mức giảm giá lớn, có thể từ 5% lên 15% so với giá sản phẩm trên thị trường.

Bên cạnh hai hình thức nêu trên thì cũng còn các hình thức khác như chiết khấu giá sỉ cho khách hàng; giá bán lẻ thấp hơn để quảng bá sản phẩm, không những vậy còn có chiết khấu tùy theo ngành nghề của người mua hoặc giá giá cho nhân viên, hay chiết khấu theo mùa,…

5. Lý do không nên lạm dụng chiết khấu:

Nếu nhà sản xuất quá lạm dụng điều này sẽ gây mất niềm tin ở khách hàng và thực tế thì không nên sử dụng chiết khấu giảm quá cao và nhiều lần liên tiếp nhau. Nếu sử dụng như vậy bạn sẽ khiến khách hàng hiểu lầm và nghi ngờ về giá trị sản phẩm của bạn. Từ đó dẫn tới  mất lòng tin ở khách hàng.

Bên cạnh đó thì còn gây ra tình trạng khiến khách hàng bị nhàm chán đối với việc sử dụng chiết khâu liên tục khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán, không háo hức và sẽ chán dần sản phẩm của bạn.

Giảm giá trị nhận thức của khách hàng nếu quá lạm dụng chiết khấu, nếu thực hiện chiết khấu quá nhiều khách hàng sẽ hiểu sai về giá trị sản phẩm của nhà sản xuất. Sẽ ngầm hiểu sản phẩm của bạn kém chất lượng. Nếu lợi dụng chiết khấu nó mang tác dụng ngược lại thậm chí khiến lợi nhuận bị cắt giảm.

Cách dùng chiết khấu không làm giảm giá trị sản phẩm

Thứ nhất: Khi thực hiện chương trình giảm giá việc đầu tiên các bạn luôn phải nghĩ tới đó là giảm giá tới mức nào để vẫn giữ được giá trị sản phẩm của bạn. Ví dụ giảm giá vào các dịp lễ lớn, khách hàng nghỉ tết đông nhu cầu mua sắm lớn thêm vào đó việc khuyến mại sẽ kích thích thêm nhu cầu mua sắm ở khách hàng:

Thứ hai: Tập trung vào nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó bạn định hướng đưa ra dòng sản phẩm mà khách hàng ưa chuộng.

Cuối cùng điều bạn cần làm là hãy để cho việc chiết khấu trở nên đắt giá chứ không thể coi một cuộc giảm giá hàng tồn kho.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )