Chính sách ổn định cổ tức là gì? Phân tích ưu điểm và hạn chế

Chính sách ổn định cổ tức là gì? Phân tích ưu điểm và hạn chế của chính sách ổn định cổ tức? Vai trò của ổn định cổ tức? Những lưu ý về chính sách cổ tức của doanh nghiệp?

Chính sách ổn định cổ tức là chính sách rất quan trọng của công ty và doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng rất lớn tới giá trị cổ phiếu cũng như giá trị của công ty, vậy ban đã hiểu rõ về Chính sách ổn định cổ tức là gì hay chưa và tại sao Chính sách ổn định cổ tức lại rất quan trọng? Những ưu điểm và hạn chế của chính sách ổn định cổ tức ra sao?

1. Chính sách ổn định cổ tức là gì?

Chính sách ổn định cổ tức trong tiếng Anh là Stable Dividend Policy.

Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về loại chính sách ổn định cổ tức là chính sách mà trong đó công ty cổ phần xác định một mức cổ tức cố định hàng năm và sẽ duy trì mức cổ tức đó một cách ổn định.

Công ty sẽ tăng mức trả cổ tức hàng năm chỉ khi nào công ty chắc chắn đạt được lợi nhuận cao trong tương lai để cho phép gia tăng cổ tức và duy trì được mức cổ tức cao đó.

Các thuật ngữ liên quan:

Cổ tức (Dividend) là một phần lợi nhuận sau thuế của công ty dành trả cho các cổ đông hiện hành.

Theo chính sách ổn định cổ tức Công ty đảm bảo duy trì việc trả cổ tức liên tục qua các năm, mức trả cổ tức qua các năm là tương đối ổn định mặc dù lợi nhuận hàng năm có thể biến động. Hiện nay do hiện tượng lạm phát làm cho các công ty có xu hướng trả cổ tức tăng trưởng theo một tỷ lệ nhất định.

Việc thực hiện chính sách ổn định cổ tức mang lại cho Công ty những lợi ích

+ Tạo tiền đề cho việc tăng giá cổ phiếu của Công ty trên thị trường, do tạo ra thu nhập thực tế cho cổ đông.

 Những Công ty thực hiện trả cổ tức ổn định sẽ tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ở khả năng nhận được thu nhập dưới hình thức cổ tức một cách chắc chắn, điều này tạo ra một hình ảnh đẹp, ổn định kinh doanh của công ty, dẫn đến làm tăng giá cổ phiếu của Công ty trên thị trường và ngược lại.

+  Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.

Thực hiện trả cổ tức ổn định dẫn đến ổn định thành phần cổ đông, tạo thuận lợi cho công tác quản lý Công ty và ngược lại.

+ Tạo điều kiện để chứng khoán của Công ty  được niêm yết, trao đổi trên thị trường Sở giao dịch.

Việc trả cổ tức ổn định là một trong các điều kiện để cổ phiếu của Công ty  được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, tạo thuận lợi cho Công ty trong việc huy động vốn đầu tư trên thị trường.

Tuy nhiên việc trả cổ tức ổn định làm cho Công ty không chủ động trong việc sử dụng nguồn lợi nhuận để lại để đáp ứng các nhu cầu đầu tư, bổ sung, tăng vốn kinh doanh.

2. Phân tích ưu điểm và hạn chế của chính sách ổn định cổ tức:

Ưu điểm

- Chính sách ổn định cổ tức đưa ra thông tin hay tín hiệu về sự ổn định trong kinh doanh.

- Thực hiện chính sách ổn định cổ tức này sẽ tạo ra thu nhập thực tế cho cổ đông.

Hiện nay tại các doanh nghiệp thì ta thấy có các chính sách ổn định cổ tức là một yếu tố quan trọng để ổn định thành phần cổ đông của công ty tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí công ty.

Căn cứ theo đó ta thấy các chính sách ổn định cổ tức còn là yếu tố quan trọng giúp cho công ty có thể được dễ dàng niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán. Ở nhiều quốc gia, cổ phiếu muốn được niêm yết thì công ty phải trả cổ tức thường xuyên và ổn định.

Hạn chế

- Việc thực hiện chính sách ổn định cổ tức cũng có ảnh hưởng nhất định đến nguồn vốn bên trong của công ty.

- Nếu thực hiện cơ hội đầu tư thì phải phát hành cổ phiếu để huy động vốn, khi đó công ty phải bỏ ra các khoản chi phí phát hành, dẫn đến làm cho chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên, đồng thời cổ đông phải chia sẻ quyền kiểm soát công ty cho cổ đông mới.

Ví dụ

Lợi nhuận sau thuế (dự kiến) của công ty X = 400 triệu đồng

Cơ cấu vốn nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) tối ưu là 2/3

Nhu cầu vốn đầu tư (dự kiến) = 500 triệu đồng

Mức trả cổ tức năm trước 2.000 đồng/cổ phần

Số lượng cổ phần thường đang lưu hành trên thị trường 100.000 cổ phần

Tỉ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến 5% mỗi năm

Vậy nếu công ty thực hiện theo chính sách ổn định cổ tức thì cần phải vay vốn và phát hành cổ phần thường mới là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến.

Lời giải

Cổ tức mỗi cổ phần: 2.000 x (1 + 5%) = 2.100 đồng/cổ phần

Lợi nhuận dành để trả cổ tức là: 2.100 x 100.000 = 210 (triệu đồng)

Lợi nhuận để lại tái đầu tư là: 400 - 210 = 190 (triệu đồng)

Vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tư dự kiến đáp ứng cơ cấu tối ưu là

(Trong 500 triệu đồng, 2 phần là vốn nợ, 3 phần là vốn chủ sở hữu)

-> 200 triệu đồng vốn vay, 300 triệu đồng vốn chủ sở hữu

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến, công ty X cần:

Vay nợ: 200 triệu đồng

Phát hành cổ phần thường mới: 300 - 190 = 110 (triệu đồng)

Liên hệ thực tiễn:

Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển nhanh, do ảnh hưởng của lạm phát xảy ra liên tục kết hợp với việc tái đầu tư lợi nhuận đã thúc đẩy sự tăng trưởng lợi nhuận, vì vậy có rất nhiều công ty đang theo đuổi chính sách ổn định cổ tức đã chuyển sang chính sách ổn định cổ tức có điều chỉnh, còn gọi là chính sách cổ tức có tỉ lệ tăng trưởng ổn định.

Như vậy, sự ổn định cổ tức ở đây không phải là cố định.

3. Vai trò của ổn định cổ tức:

Việc trả cổ tức cao hay thấp sẽ tác động đến thu nhập thực tế ở hiện tại và tiềm năng tăng trưởng thu nhập trong tương lai của cổ đông. Do vậy, chính sách cổ tức thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa thu nhập hiện tại; và tăng trưởng tương lai.

– Chính sách cổ tức có ảnh hưởng quan trọng đến rủi ro; và tỷ lệ tăng trưởng thu nhập của cổ tức trong tương lai của cổ đông.

Nếu công ty tái đầu tư lợi nhuận nhiều; và bên cạnh đó vẫn duy trì được mức sinh lời trên một đồng vốn; thì sẽ gia tăng thu nhập và cổ tức cho cổ đông hiện hành và ngược lại.

– Chính sách cổ tức tác động trực tiếp đến giá trị tài sản thực tế của cổ đông.

Một mặt cổ tức là thu nhập ở hiện tại và chắc chắn; mặt khác chính sách cổ tức có thể giảm thiểu các khoản chi phí khi thu nhập về đến tay cổ động; vì thu nhập thực tế có thể bị sụt giảm do các yếu tố như thuế thu nhập, chi phí giao dịch.

– Thông qua việc trả cổ tức còn thể hiện dấu hiệu thông tin về hiệu quả hoạt động của công ty ra ngoài thị trường; đến các nhà đầu tư khác.

Khi đó, nó sẽ tác động đến mối quan hệ giữa cung và cầu về cổ phiếu của công ty. Cho nên việc tăng giảm cổ tức của mỗi công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường.

Với những lí do trên đòi hỏi công ty phải cân nhắc xem xét trong việc hoạch định chính sách cổ tức một cách hợp lí; phù hợp với tình hình xu thế phát triển của công ty.

4. Những lưu ý về chính sách cổ tức của doanh nghiệp:

Cơ hội đầu tư trong tương lai

Việc lựa chọn hình thức và tỷ lệ trả cổ tức có ảnh hưởng rất lớn trong việc chủ động về tài chính và các kế hoạch; hoạt động của doanh nghiệp. Nếu chi trả cổ tức bằng tiền mặt; tức là doanh nghiệp đã trích một lợi nhuận sau thuế của mình để thực hiện chi trả cổ đông. Việc này mặc dù đem lại nguồn thu nhập thực tiễn cho cổ đông; nhưng song song đó lại làm giảm nguồn tiền trong việc tái đầu tư của doanh nghiệp.

Trong trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu; doanh nghiệp sẽ có lượng cổ phiếu phát hành thêm. Từ đó làm tăng vốn điều lệ và giữ lại nguồn lợi nhuận sau thuế để có thể tái đầu tư sản xuất; kinh doanh. Tuy nhiên, việc nhận thêm cổ phiếu không giúp cổ đông có được nguồn thu bằng tiền mặt từ số cổ phần nắm giữ; làm pha loãng giá trị cổ phiếu.

Phù hợp với yêu cầu của cổ đông

Các chính sách cổ tức phải phù hợp, thỏa mãn được yêu cầu của đông. Đây chính là cách tạo uy tín của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp có những chính sách tốt về cổ tức sẽ tạo nên hiệu ứng tốt cho các nhà đầu tư mua vào cổ phiếu của doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên; tạo sức hút của doanh nghiệp cao hơn. Khi đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động thêm vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần; tạo tiền đề tăng trưởng lợi nhuận.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )