Chiến lược nguồn nhân lực là gì? Vai trò và Ảnh hưởng của chiến lược

Chiến lược nguồn nhân lực là gì? Vai trò và Ảnh hưởng của chiến lược? Ảnh hưởng của chiến lược?

Một doanh nghiệp để có thể hoạt động và duy trì một phần rất lớn nhờ vào nguồn nhân lực, nguồn nhân lực có rất nhiều loại khác nhau như tài chính, công nghệ vật chất. Các doanh nghiệp muốn sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cần phải có Chiến lược nguồn nhân lực riêng của mỗi doanh nghiệp.

1. Chiến lược nguồn nhân lực là gì?

Chiến lược nguồn nhân lực hay chiến lược nhân sự trong tiếng Anh được gọi là human resource strategy.

Trong thị trường nhân lực cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về chiến lược nhân sự và những định nghĩa này thể hiện nhiều cách hiểu về chiến lược nguồn nhân lực hay chiến lược nhân sự. Như vậy nên để phục vụ cho việc xác định qui trình và công cụ xây dựng chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược nguồn nhân lực được định nghĩa như sau:

Chúng ta hiểu đơn giản nhất thì chiến lược nguồn nhân lực được hiểu là một hệ thống các chính sách, và cụ thể các hoạt động và qui trình quản trị nguồn nhân lực được thiết kế cho các nhóm nguồn nhân lực hoặc nhóm công việc cụ thể trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng và thực hiện các mục tiêu chiến lược cũng như hiệu quả hoạt động ở cấp độ công việc và tổ chức.

Khái niệm nói về chiến lược nguồn nhân lực với các quan điểm để cho rằng với các chiến lược nguồn nhân lực là một hệ thống các chính sách (policies) và hoạt động/thông lệ (pracitces) quản trị nhân lực – từ thiết kế công việc, tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, quản lí thành tích, đãi ngộ… chứ không phải là một công cụ đơn lẻ.

Như vậy ta thấy đối với mỗi chiến lược nguồn nhân lực được thiết kế và triển khai cho một nhóm nguồn nhân lực hay nhóm công việc cụ thể chứ không áp dụng đồng nhất cho toàn bộ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

2. Vai trò của chiến lươc nguồn nhân lực:

Trên thị trường nhân lưc ta thấy nguồn nhân lực bao gồm tất cả những người đã và đang làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp ở tất cả các vị trí khác nhau. Nguồn nhân lực được cho là lực lượng tham gia chính vào các hoạt động của tổ chức, là những chủ thể quan trọng trong việc sáng tạo và phát huy những thế mạnh của doanh nghiệp và theo đó nên với tổ chức nào thì nhân lực cũng là nguồn lực cần thiết và quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của công ty.

Thực tế, đây chính là những kế hoạch được đề ra với mục đích sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhờ kết hợp giữa đào tạo và phát triển. Phát triển giữa tổ chức với cá nhân để đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp và mục tiêu của từng người. Đây cũng là nền tảng để cải thiện hiệu suất làm việc của doanh nghiệp và người lao động.

Bên cạnh đó thì vấn đề quản trị nguồn nhân lực cũng rất quan trọng ta hiểu nó là hệ thống nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là sự liên kết của giữa nhân lực với những mục đích, mục tiêu chiến lược của tổ chức, góp phần cải thiện quá trình kinh doanh và văn hóa của doanh nghiệp, tạo ra sự đổi mới, đáp ứng xu thế của xã hội.

Trên thực tế ta thấy các chiến lược quản trị nhân lực sẽ bao gồm các hoạt động như: xác định nhu cầu nhân lực trong tương lai, tuyển dụng, bố trí – sắp xếp công việc, thực hiện đề xuất, chính sách đãi ngộ, đánh giá kết quả – hiệu suất lao động, phát triển khả năng, kiến thức, kinh nghiệm cho nhân sự…

Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp

Với một nguồn nhân lực tốt và chất lượng tất nhiên sẽ tạo nên nguồn sáng tạo trong tổ chức, doanh nghiệp. Bởi, chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó… Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân lực – con người lại đặc biệt quan trọng. Không có nhân lực làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu và phát triển bền vững lâu dài.

Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược

Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì các nhân tố công nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò của nó. Bên cạnh đó, nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Bởi vì, nguồn nhân lực có tính năng động, sáng tạo và hoạt động trí óc của con người sẽ tạo nên được những giá trị hữu ích trong chiến lược phát triển của một doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận

Xã hội ngày một đổi mới, tiến lên không ngừng, doanh nghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận. Nếu biết khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, từ đó giúp thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.

Nếu bạn nghĩ rằng, đến một ngày nào đó robot sẽ thống trị mọi thứ và các tổ chức, doanh nghiệp không đến nguồn nhân lực nữa. Thì bạn nên xem lại suy nghĩ của mình, bởi công nghệ dù có tiên tiến và phát triển vượt bậc đến đâu, thì trí óc con người vẫn là điều tuyệt vời mà không một cỗ máy nào có thể thay thế được.

Nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp sẽ được quyết định bởi nhiều nguồn lực khác nhau. Tuy nhiên các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển của công nghệ, cơ sở vật chất, vị trí địa lý…cũng chỉ là những khách thể, chịu sự khai thác, cải tạo của của nhân lực.

Hiểu nôm na là các nguồn lực này chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Muốn phát huy tác dụng thì phải có sự khai thác, sử dụng, bảo vệ, tái tạo thông qua các hoạt động có ý thức của con người.

Cũng chính vì điều này mà nhiều chuyên gia đã nói rằng, cạnh tranh trong thời đại 4.0 không phải là cạnh tranh về vốn hay tài nguyên mà đó là cạnh tranh về nhân lực.

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao có trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng, tính năng động, sáng tạo,…để tác động vào các nguồn lực khác và gắn kết chúng lại với nhau nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của tổ chức, doanh nghiệp..

Chính con người cũng là nhân tố làm thay đổi tính chất của lao động từ thủ công chân tay sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ. Nhất là trong giai đoạn hiện na – khi khoa học và công nghệ đã trở thành bộ phận trực tiếp của lực lượng sản xuất thì con người lại là nhân tố thúc đẩy và động lực của sự phát triển. Nếu không có nhân lực sáng tạo ra những tư liệu lao động hiện đại, sử dụng,  khai thác và đưa chúng vào hoạt động lao động thì những nguồn lực khác đó cũng chỉ là những vật chất vô tri vô giác.

Không có một tổ chức nào chỉ có người đứng đầu làm việc mà vẫn có thể thành công. Cần phải có những nhân viên cùng đồng lòng, cùng triển khai công việc vì mục tiêu chung thì kế hoạch về sự thành công mới trở thành hiện thực được.

Suy cho cùng, để thực sự phát triển thì con người chính động lực lớn nhất, quan trọng nhất đó chính. Chính vì vậy các tổ chức, doanh nghiệp cần phải sử dụng và khai thác hợp lý với nguồn nhân lực mà mình đang có.

Nếu gặp khó khăn trong việc quản trị nguồn nhân lực, hãy liên hệ Thư viện quản trị nhân sự để được tư vấn các giải pháp nhân sự hữu ích trong thời đại 4.0

3. Ảnh hưởng của chiến lược:

Trách nhiệm mang tính chiến lược của nhà quản lí nguồn nhân lực bao gồm:

Đánh giá nhu cầu và chi phí nhân sự cho các chiến lược được đề xuất thay thế trong suốt quá trình xây dựng chiến lược và phát triển bản kế hoạch nhân sự nhằm hỗ trợ thực hiện hiệu quả chiến lược.

Một hệ thống quản lí chiến lược được thiết kế tốt song vẫn có thể thất bại nếu không quan tâm một cách triệt để đến nguồn nhân lực.

Ảnh hưởng của chiến lược

Chức năng quản lí tài nguyên con người được coi như là một đối tác chiến lược trong việc xây dựng các chiến lược công ty và trong việc thực hiện các chiến lược thông qua kế hoạch nguồn nhân lực, việc làm, đào tạo, thẩm định và khen thưởng nhân viên.

Công tác tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo, đánh giá thực hiện và bồi dưỡng của một công ty có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của nhân viên.

Chiến lược quản lí nguồn nhân lực của doanh nghiệp có một số vai trò sau:

- Dẫn dắt con người và tổ chức đi theo hướng mong muốn ngay từ ban đầu

- Tạo bầu không khí cạnh tranh

- Tạo thuận lợi cho sự thay đổi

- Đa dạng hóa lực lượng lao động

- Nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực

- Xây dựng năng lực cối lõi

- Phát triển đạo đức nghề nghiệp và văn hóa...

    5 / 5 ( 1 bình chọn )