Cải cách thể chế kinh tế là gì? Đặc điểm và vai trò của cải cách thể chế kinh tế?

Cải cách thể chế kinh tế là gì? Đặc điểm của cải cách thể chế kinh tế? Vai trò của cải cách thể chế kinh tế?

Mỗi nền kinh tế đều có thể chế riêng và đặc trưng cho nền kinh tế đó, Việt Nam cũng vậy, thể chế chinh tế ở Việt nam là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đó là quá trình vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường hình thành nên các quy định của nhà nước để tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn được vậy cần phải thực hiện cải cách thể chế kinh tế cho phù hợp với từng thời kì.

1. Cải cách thể chế kinh tế là gì?

Như chúng ta đã biết thì thể chế kinh tế được hiểu là toàn thể các luật chơi chính thức và phi chính thức điều tiết và chi phối các quan hệ và các hoạt động mang tính kinh tế của con người trong xã hội. Thể chế kinh tế là các bộ quy tắc, các luật, các lệ điều chỉnh, chế định các hành vi, các hoạt động, các quan hệ kinh tế; là bộ công cụ để điều chỉnh các chủ thể tham gia hành vi kinh tế. Vị trí, vai trò, chức năng, năng lực, các mối quan hệ và phương thức tổ chức vận hành của các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế, cơ chế, cách thức, các luật lệ nhằm đạt được mục tiêu mà các chủ thể khi tham gia hành vi kinh tế mong muốn.

Từ khái niệm chúng tôi đưa ra về thể chế kinh tế, có thể hiểu khái niệm về cải cách thể chế kinh tế tức là thay đổi cách quản lý, thay đổi cơ chế quản trị và các cơ chế sử dụng, sở hữu để tạo ra động lực đột phá, phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống trong từng thời kì kinh tế xã hội. Cải cách thể chế kinh tế là chuyển đổi về đường lối, phương hướng để phù hợp với nền kinh tế thị trường.

2. Đặc điểm của cải cách thể chế kinh tế:

Thứ nhất, việc cải cách thể chế kinh tế dựa trên việc hoàn thanh các mục tiêu xây dựng và hoàn thiện thể chế nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa được quy định bởi mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay phải đảm bảo giải phóng mạnh mẽ và phát triển lực lượng sản xuất, khai thác tối ưu các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của Nhân dân, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thứ hai, việc cải cách thể chế kinh tế về sở hữu và các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tồn tại nhiều chế độ sở hữu khác nhau cụ thể như sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Trong đó, từng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, Việc cải cách thể chế kinh tế thực hiện từ việc cải cách chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chức năng kinh tế của Nhà nước được thể hiện ở những mặt sau đây:

+ Tạo môi trường pháp lý ổn định để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi

+ Nhà nước hoạch định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân

+ Sử dụng các phương pháp, công cụ kinh tế để điều tiết nền kinh tế thị trường

+ Cung ứng các dịch vụ công quan trọng

+ Quản lý tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường sinh thái

+  Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế, ổn định môi trường kinh tế, chính trị, xã hội

+ Thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa, huy động mọi tiềm năng, mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại.

Như vậy thông qua những đặc điểm của việc cai cách trên chúng ta có thể thấy, vấn đề cải cách thể chế kinh tế là rất cần thiết cho sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay.

3. Vai trò của cải cách thể chế kinh tế:

Khi tiến hành cải cách thể chế thì làm cho thể chế trở nên đa dạng hơn, thể chế là một khái niệm rộng, được định nghĩa bao quát, đôi khi mơ hồ, cụ thể gồm những luật chơi chính thức hoặc phi chính thức định hình nên phương thức ứng xử của con người. Cũng như ở các quốc gia khác, nền kinh tế Việt Nam được điều tiết bởi những thể chế chính thức và phi chính thức. Thể chế chính thức bao gồm Hiến pháp, luật, đặc biệt là quy định về các quyền sở hữu, luật pháp về tự do khế ước, tự do cạnh tranh, tổ chức công quyền, nhất là các thiết chế thi hành pháp luật và những quy trình kiểm soát quyền lực công cộng khác được thực hiện bởi những cơ chế khách quan.

Thể chế phi chính thức bao gồm vô tận các quy tắc bất thành văn, quy phạm, những điều cấm kỵ được tuân thủ trong quan hệ giữa các nhóm người. Thể chế kinh tế, chính trị hay xã hội khác nhau là một nguyên nhân giúp giải thích vì sao các quốc gia trở nên giàu nghèo khác nhau, bởi chúng tạo ra những động cơ lợi ích khác nhau trong xã hội. Các thể chế căn bản cần cho một nền kinh tế bao gồm một hệ thống pháp luật đáng tin cậy, ghi nhận và bảo hộ các quyền tự do sở hữu, tự do khế ước, tự do cạnh tranh, một cơ chế giữ gìn công lý đáng tin cậy giúp giải quyết các tranh chấp, cũng như một chính quyền minh bạch, đáng tin cậy, mọi hành vi can thiệp của chính quyền vào nền kinh tế có tính tiên liệu và có khả năng lường trước được.

Trọng tâm của cải cách và xây dựng thể chế nhằm kiểm soát các nguồn lực trong xã hội và dể có thể đảm bảo sự tham gia của người dân, chúng tôi cho rằng các nhóm lợi ích khác nhau sẽ hưởng lợi khác nhau từ các thể chế kinh tế, từ đó họ thiết kế ra các thể chế chính trị phù hợp để bảo vệ quyền lực kinh tế thực tế của nhóm có quyền kiểm soát nguồn lực trong quốc gia. Nếu quyền lực chính trị bị giới hạn trong một nhóm nhỏ, các thể chế kinh tế, ví dụ quyền sở hữu có thể bị thao túng.

Bên cạnh đó nếu quyền lực chính trị có sự tham gia rộng rãi của dân chúng thì các thể chế kinh tế sẽ mang lại phúc lợi cho số đông. Chúng ta có thể thấy các thể chế kinh tế không được lựa chọn ngẫu nhiên, mà vì hiệu quả phân phối phúc lợi của nó. Vì gốc rễ của vấn đề là phân phối nguồn lực. Vậy nên một đất nước muốn trở nên giàu có phải bắt đầu từ những cải cách thể chế, nhất là thể chế kinh tế đe đảm bảo cho quốc gia phát triển lớn mạnh xây dựng các tiềm lực khác, Muốn được như vậy cần phải tiến hành cải cách thể chế kinh tế theo hương hiện đại nhất.

Bên cạnh đó việc cải cách thể chế kinh tế cần phải xây dựng pháp luật kinh tế theo hướng tất cả những gì cản trở quyền tự do kinh doanh, tự do sở hữu, cản trở cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh đều cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt. Khi động lực được tạo ra từ những cuộc cải cách vừa qua không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển thì cần tạo ra những động lực mới, trong đó có đổi mới thể chế.

Kết luận: Theo như những nội dung đã phân tích như trên có thể thấy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, các quy định, quy tắc chế định, điều tiết hành vi của các chủ thể, các quá trình kinh tế, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và hoạt động của các tổ chức này nhằm bảo đảm cho nền kinh tế thị trường phát triển có hiệu quả, nó vừa có những đặc trưng của thể chế kinh tế thị trường nói chung, vừa có những đặc trưng riêng bảo đảm cho nền kinh tế thị trường phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó  việc cải cách kinh tế thị trường là xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cũng bao hàm là thực hiện việc quản lý hiệu quả và phát triển đồng bộ tất cả các loại thị trường. Đối với nền kinh tế đang chuyển đổi như nước ta hiện nay, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập điều kiện, môi trường kinh doanh thích ứng để các loại thị trường nhanh chóng hình thành và phát triển để việc cai cách được diễn ra thuận lợi hơn.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )