BIS là gì? Chức năng, vai trò của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS)

BIS là gì? Khái niệm ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) là gì? Giới thiệu về Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS)? Chức năng, vai trò của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS)?

Từ lâu, ngân hàng đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhắc đến ngân hàng chúng ta sẽ thường nghĩ ngay đến tiền, bởi lẽ ngân hàng chính là một cơ quan hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, tổ chức có cơ hội được đầu tư kinh doanh từ đó giúp cho nền kinh tế phát triển. Vậy BIS là gì? Chức năng, vai trò của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS).

1. BIS là gì?

Ngân hàng thanh toán quốc tế gọi tắt là BIS, đây là một ngân hàng được thành lập vào năm 1930 theo Công ước La Haye, tại Basle - một tổ chức tài chính quốc tế, nhằm mục đích tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển thuận lợi, ngoài ra, đây được xem là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới.

BIS có vai trò thúc đẩy hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác để ổn định tiền tệ và tài chính. Hoạt động của BIS được thực hiện bởi các tiểu ban, ban thư ký của nó và bởi hội nghị toàn thể các thành viên được tổ chức hàng năm. BIS cũng cung ứng các dịch vụ ngân hàng, nhưng chỉ cho ngân hàng trung ương, hoặc các tổ chức quốc tế tương tự nó. BIS được thành lập năm 1930 theo Hiệp ước Hague và có trụ sở chính tại Basel, Thụy Sĩ.

Bên cạnh đó, BIS còn là đối tác thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngoại hối cho các ngân hàng trung ương, là diễn đàn hợp tác giữa các ngân hàng trung ương, là nơi các ngân hàng trung ương /cơ quan quản lý tiền tệ tiến hành phối hợp chính sách tiền tệ, trao đổi kinh nghiệm điều hành chính sách và hệ thống ngân hàng tài chính, thực hiện các nghiên cứu về những vấn đề nổi cộm, cùng quan tâm trong hệ thống tài chính, hướng tới đảm bảo ổn định tài chính và tiền tệ toàn cầu.

BIS là tổ chức đi đầu trong việc nghiên cứu những xu thế mới của hệ thống tài chính toàn cầu như sự tham gia của các tập đoàn công nghệ lớn trong lĩnh vực tài chính, tác động của tiến trình số hóa tới hoạt động quản lý, thanh tra giám sát hệ thống tài chính...

Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tiếng Anh là Bank for International Settlements

2. Giới thiệu về Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS):

Thứ nhất, lịch sử ra đời

Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) được thành lập vào năm 1930 theo Thỏa ước La Haye, tại Basel (Thụy Sĩ), đây cũng chính là trụ sở của ngân hàng.

BIS được coi là một tổ chức quốc tế lâu đời nhất và là một trong những tổ chức quốc tế uy tín nhất trong hệ thống tài chính, tiền tệ trên phạm vi toàn cầu. Hội viên của ngân hàng gồm các ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý tiền tệ các nước, gồm các nước phát triển và một số quốc gia đang phát triển có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu như các nước thuộc nhóm G7, G20 và OECD, chiếm 95% GDP toàn thế giới. Thành viên chủ yếu là các nước Tây Âu, ngoài ra còn có Mỹ, Canada, Nhật Bản, Oxtraylia, Cộng hòa Nam Phi,…

Thứ hai, thành viên của Ngân hàng thanh toán quốc tế là các ngân hàng trung ương của 25 nước, chủ yếu của các nước Tây Âu, ngoài ra còn có Mỹ, Canada, Nhật Bản, Ôxtrâylia và Cộng hòa Nam Phi.

Thứ ba, mục đích ban đầu là thanh toán các khoản đền bù thiệt hại chiến tranh của Đức và các khoản nợ giữa các nước đồng minh sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau này, chức năng và nhiệm vụ đã có sự thay đổi.

Thứ tư, quy định về tiếp nhận thành viên mới

Thông cáo cho biết BIS sẽ mở rộng số lượng thành viên gồm các ngân hàng trung ương và tăng cường cộng tác với vai trò BIS là một diễn đàn đóng góp cho hợp tác quốc tế, đồng thời là một định chế của các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính khác.

Việc kết nạp thành viên mới của BIS là rất hạn chế, trung bình sau từ 5 - 10 năm mới kết nạp thêm thành viên. Lần kết nạp hội viên gần nhất diễn ra vào năm 2011. Việc lựa chọn kết nạp thành viên của BIS là rất nghiêm ngặt, dựa trên những tiêu chí như quy mô phát triển kinh tế, trình độ quản trị Ngân hàng trung ương.

3. Chức năng, vai trò của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS):

Thứ nhất, chức năng của Ngân hàng Thanh toán quốc tế

Ngân hàng thanh toán Quốc tế được thành lập để hỗ trợ và phối hợp quá trình chuyển các khoản bồi thường chiến tranh xảy ra trong thế chiến I và các ngân hàng Trung ương khác.

– Ngân hàng thanh toán Quốc tế cung cấp phương tiện thanh toán cho các giao dịch tài chính quốc tế và sau đó phát triển dần thành một ngân hàng phục vụ cho các ngân hàng trung ương. Đến năm 1994 việc thành lập Quỹ tiền tệ Quốc tế có thể là một nguyên do hạn chế sự mở rộng vai trò và hoạt động tiền tệ quốc tế của ngân hàng thanh toán quốc tế.

– Mặc dù vậy, Mỹ đã đưa ngày càng nhiều những hợp đồng hoán đổi nhằm tài trợ cho những khoản thâm hụt cán cân thanh toán và sự tăng trưởng đối với thị trường tiền tệ quốc tế đã phần nào làm tăng tầm quan trọng của Ngân hàng thanh toán quốc lên với tư cách mới là một định chế tài chính quốc tế.

– Tổ chức bộ máy của ngân hàng thanh toán quốc tế bao gồm Hội nghị toàn thể (đây được xem là cơ quan cao nhất) và Hội đồng các giám đốc (là cơ quan điều hành).

– Được hình thành dưới dạng một công ty cổ phần, phần vốn được xác định bằng việc sử dụng cổ phần của ngân hàng trung ương của các nước thành viên trên thị trường tiền tệ (nguồn vốn này chiếm ¾ tổng số vốn của ngân hàng thanh toán Quốc tế).

– Điều lệ của ngân hàng thanh toán Quốc tế quy định các ngân hàng trong khu vực, các công ty và cá nhân được phép sử dụng cổ phần của ngân hàng. Ngân hàng cũng đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay quốc tế có giá trị lớn. Hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách kín đáo và có tính bảo mật cao.

Thứ hai, vai trò của ngân hàng thanh toán Quốc tế

Phần giải thích BIS là gì? và đặc điểm của nó đã phần nào đưa ra được một số vai trò quan trọng của ngân hàng thanh toán quốc tế. Tuy nhiên có thể hiểu rõ hơn vấn đề này như sau:

– Một cách tổng quan nhất, Ngân hàng thanh toán Quốc tế  có vai trò chủ chốt trong việc thiết lập các nguyên tắc, chuẩn mực chung cho hoạt động của thị trường tài chính, ngân hàng, bảo hiểm trên toàn cầu mà tiêu biểu là Khuôn khổ Basel về thanh tra, giám sát ngân hàng I, II, III.

– Ngân hàng thanh toán Quốc tế cũng tham gia trực tiếp vào hoạt động của các nhóm nước với vai trò phối hợp với các nước và các khu vực trong việc xây dựng và thực thi các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo sự vận hành trôi chảy của thị trường tài chính quốc tế, củng cố ổn định tài chính và hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu.

– Với tư cách là một tổ chức quốc tế của ngân hàng trung ương, hàng năm BIS cũng tổ chức các hội nghị thống đốc ngân hàng trung ương để thảo luận về các vấn đề liên quan tới tiền tệ quốc tế và thanh toán quốc tế. Qua đó tìm ra những phương pháp cho chính sách tiền tệ quốc tế của các ngân hàng trung ương từ đó trở nên dễ dự báo và minh bạch hơn.

4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam có phải là ngân hàng thành viên của BIS không?

Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements - BIS) mời Ngân hàng Nhà nước trở thành thành viên của BIS thể hiện sự công nhận các thành quả phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua cũng như những kết quả tích cực của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý hệ thống ngân hàng.

Theo đó, vào ngày 14/01/2020, Hội đồng Quản trị BIS – cơ quan ra quyết định cao nhất của BIS đã ra thông cáo chính thức mời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành thành viên cùng với Ngân hàng trung ương các nước Morocco và Kuwait, nâng tổng số thành viên của Ngân hàng từ 60 lên 63.

Theo đó, việc trở thành thành viên của BIS sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng tiếp cận các nguyên tắc, chuẩn mực cao nhất của hệ thống tài chính toàn cầu, góp phần đẩy nhanh việc hội nhập quốc tế của hệ thống tài chính ngân hàng trong nước, giúp củng cố, tăng cường năng lực và sức cạnh tranh của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cũng như của nền kinh tế.

Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước nói riêng và Việt Nam nói chung được tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng các chuẩn mực, nguyên tắc, tiêu chí, thông lệ hoạt động tài chính tiền tệ, ngân hàng trên thế giới, tạo cơ hội để xử lý các vấn đề đặc thù của nền kinh tế và hệ thống tài chính ngân hàng trong nước nhằm củng cố ổn định tài chính và tăng trưởng bền vững.

5. Vai trò của thanh toán quốc tế:

Thứ nhất, đối với nền kinh tế

Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân.Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn.

Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn tin tưởng cho khách hàng.

Như vậy, thanh toán quốc tế là hoạt động tất yếu của một nền kinh tế phát triển.

Thứ hai, đối với ngân hàng

Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.

Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng lưới ngân hàng.

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác được nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )