5 Forces là gì? Mô hình kinh tế Five Forces của Michael Porter?

5 Forces là gì? Mô hình Five Forces là Mô hình năm lực lượng cạnh tranh. Mô hình kinh tế Five Forces của Michael Porter? Lợi ích của 5 Forces là gì?

5 Forces là một trong những mô hình kinh doanh kinh điển được áp dụng trong thực tế hoạt động doanh nghiệp. Đây cũng là mô hình được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực kinh doanh. Cho chúng ta thấy được các ý nghĩa, giá trị áp dụng mô hình trên thực tế. Hoạt động của doanh nghiệp cần quan tâm đến đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, điều kiện thị trường và nhiều yếu tố khác. Trong đó, 5 Forces đưa ra 5 khía cạnh đặc biệt cần quan tâm, tác động trong hoạt động doanh nghiệp.

1. 5 Forces là gì?

5 Forces là mô hình kinh tế được áp dụng phổ biến trong hoạt động của các doanh nghiệp. 5 Forces có nghĩa là 5 lực lượng cạnh tranh cần phân tích, chú trọng quan tâm để đảm bảo hiệu quả xây dựng chiến lược kinh doanh. Giúp đánh giá mức độ hấp dẫn dài hạn của một thị trường hoặc một phân khúc thị trường trong một ngành nào đó. Qua đó thúc đẩy doanh nghiệp có chiến lược phát triển hiệu quả, ổn định dài hạn.

Theo mô hình 5 Forces, có 5 yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Các yếu tố này tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động, tìm kiếm lợi nhuận doanh nghiệp. Phân tích 5 yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư xác định được tính hấp dẫn của ngành, hiểu được mức độ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó nhìn nhận được các lợi thế, các khó khăn và rào cản, cũng như vị trí mong muốn trong tương lai.

Bằng cách suy nghĩ về sự ảnh hưởng và sức mạnh của từng yếu tố trong 5 Forces, bạn có thể nhanh chóng đánh giá vị trí của doanh nghiệp và khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững trong ngành. Đó chính là cơ sở, hướng tiếp cận và khai thác hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Mô hình 5 Forces bao gồm:

- Mối đe dọa từ các đối thủ mới cùng các chính sách tiếp cận thị trường của họ;

- Quyền lực của nhà cung cấp đối với sản phẩm, nguồn nguyên liệu,...;

- Mối đe dọa từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế. Từ đó, cần thay đổi, đổi mới sản phẩm theo nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, vẫn phải đảm bảo năng lực chuyên môn của doanh nghiệp;

- Quyền lực của khách hàng, nhu cầu của khách hàng. Phải giữ chân được khách hàng cũ, bên cạnh chiến lược lôi kéo khách hàng mới;

- Tính cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong cùng ngành.

Năm yếu tố này là đặc trưng, nổi bật trong hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Có mối quan hệ biện chứng với nhau, thể hiện sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành. Mang đến cơ sở phân tích, đánh giá và lựa chọn chiến lược phù hợp trong doanh nghiệp. Vì thế, nhà quản lý chiến lược cần phải phân tích được các yếu tố này. Từ đó xây dựng chiến lược để tìm ra điểm đặc biệt hấp dẫn và nổi bật cho doanh nghiệp.

Mô hình Five Forces là Mô hình năm lực lượng cạnh tranh.

Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter hay Năm tác động của Porter trong tiếng Anh được gọi là Porter's Five Forces.

2. Mô hình kinh tế Five Forces của Michael Porter:

2.1. Khái niệm:

Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter là một mô hình toàn diện, tiến bộ. Mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp. Từ đó giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành cũng như có cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Mô hình này thường được sử dụng để xác định cấu trúc của một ngành, để xác định chiến lược của công ty. Mô hình của Porter có thể được áp dụng cho bất kì phân khúc nào của nền kinh tế để tìm kiếm lợi nhuận và tính hấp dẫn. Các doanh nghiệp trên bất cứ phương diện hoạt động nào đều phải quan tâm đến tính cạnh tranh, đến hiệu quả lợi nhuận thu được. Do đó, khách hàng, đối tác, sản phẩm, doanh nghiệp cạnh tranh đều không thể thiếu trong tính chất hoạt động doanh nghiệp.

Mô hình này được xây dựng dựa trên giả thiết là có 5 lực lượng môi trường ngành sẽ xác định mức độ cạnh tranh và tính hấp dẫn của một ngành/lĩnh vực. Từ đó cho chúng ta thấy được giá trị áp dụng, phản ánh hiệu quả hoạt động trong từng doanh nghiệp.

Các ý nghĩa của mô hình:

- Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh và vị trí của một tổ chức trong môi trường hoạt động của nó.

- Mô hình sẽ giúp chúng ta hiểu vị trí cạnh tranh hiện tại của tổ chức và vị trí mà tổ chức mong muốn đạt tới trong tương lai. Thông qua các cơ sở về tình hình thực tiễn, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch để đạt được mục tiêu. Từng bước hoàn thành kế hoạch đặt ra.

2.2. 5 lực lượng môi trường ngành:

Theo Porter, nhà quản lí chiến lược cần phải phân tích được các lực lượng này, nhằm tìm ra một khu vực đặc biệt hấp dẫn và dành riêng cho tổ chức. Thực hiện phát triển trên năng lực, tính sáng tạo và các lợi thế riêng biệt. Các lực lượng môi trường ngành bao gồm:

- Khả năng thương lượng (quyền lực) của nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho tổ chức:

Được đánh giá bởi việc các nhà cung cấp có khả năng "ép" giá dễ đến đâu. Tính quyền lực của nhà cung cấp cũng dựa trên quan hệ cung-cầu.

Điều này được quyết định bởi các yếu tố như:

+ Số lượng các nhà cung cấp nhiều hay ít.

+ Tính khác biệt của các sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp.

+ Qui mô và sức mạnh của nhà cung cấp.

+ Chi phí chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác,...

- Khả năng thương lượng (quyền lực) của khách hàng:

Được đánh giá bởi việc khách hàng có khả năng gây áp lực tới tổ chức hay giảm giá sản phẩm/dịch vụ mà tổ chức cung cấp dễ đến đâu. Các quyền lực này nhằm lôi kéo, tìm kiếm khách hàng hiệu quả. Tuy nhiên lợi nhuận của tổ chức cũng là mối bận tâm lớn.

Điều này được quyết định bởi các yếu tố như:

+ Số lượng khách hàng.

+ Tầm quan trọng của từng khách hàng đối với tổ chức.

+ Chi phí để một khách hàng chuyển từ nhà cung cấp (tổ chức) này sang tổ chức khác,...

Nói cách khác là phải mang đến sản phẩm, dịch vụ cũng như quyền lợi đặc biệt cho khác hàng. Đây là yếu tố giữ chân khách hàng hiệu quả.

- Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trong cùng một ngành/lĩnh vực (competitive rivalry):

Sự cạnh tranh được thực hiện trên nhiều phương diện, đây sẽ là một lực lượng quan trọng hàng đầu quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành. Có nhiều nhu cầu thì các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn. Tuy nhiên nếu các nhu cầu đã được đáp ứng, tính cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt nếu sự đào thải chưa xảy ra.

Yếu tố quyết định chính là:

+ Số lượng và năng lực của các đối thủ cạnh tranh;

+ Nếu trong một ngành/lĩnh vực có nhiều đối thủ cạnh tranh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ giống nhau thì mức hấp dẫn của ngành/lĩnh vực đó sẽ giảm đi.

- Mối đe doạ từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế:

Mối đe dọa có thể là một áp lực đáng kể trong cạnh tranh. Các sản phẩm mới được doanh nghiệp khác tung ra thị trường. Tính chất thay thế đến từ công dụng được tích hợp, mang đến sự thú vị cho người dùng,... Điều đó yêu cầu các doanh nghiệp phải luôn làm mới sản phẩm của mình trong nhu cầu tiếp cận của khách hàng. Đặc biệt, phải dẫn đầu các xu hướng và tạo ra sự khác biệt.

- Mối đe doạ từ các đối thủ mới:

Các đối thủ mới với cách thức tham gia vào thị trường luôn là một yếu tố đáng quan tâm. Họ có thể xây dựng và thực hiện các chiến lược cạnh tranh lớn. Sẵn sàng thực hiện thu hút khách hàng trước khi tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận. Nhiều khi cán cân cạnh tranh có thể bị thay đổi toàn bộ khi xuất hiện các đối thủ "nặng kí" mới xuất hiện. Mang đến cục diện mới trên thị trường, tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngành hấp dẫn sẽ thu hút nhiều đối thủ tiềm năng, có nhu cầu tham gia. Đòi hỏi tổ chức cần có rào cản mạnh mẽ và vững chắc cho việc gia nhập ngành. Ví dụ như lợi thế về qui mô, bằng sáng chế, đòi hỏi vốn lớn hoặc chính sách của nhà nước,...

3. Lợi ích của 5 Forces là gì?

Có thể thấy các cơ sở căn cứ để kinh doanh hiệu quả là điều mà doanh nghiệp cần quan tâm. Áp dụng 5 Forces giúp doanh nghiệp:

Nắm được bức tranh kinh doanh ngành:

Môi trường kinh doanh rất đa dạng và phong phú. Nhưng cũng biểu hiện rất phức tạp và thay đổi liên tục theo từng ngày với sự tham gia của nhiều đối thủ mới, cạnh tranh từ đối thủ cũ. Do đó mô hình 5 Forces giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát, tổng thể về thị trường. Có được cơ sở phân tích thị trường, phân tích chính doanh nghiệp mình. Từ đó có kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

Đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp:

Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Do đó một doanh nghiệp cần biết được vị thế, vai trò cũng như tiềm lực của mình trên thị trường để tận dụng hiệu quả. Chính là nhờ vào khả năng tự đánh giá doanh nghiệp, hiểu được điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp từ đó có giải pháp phù hợp và đưa ra chiến lược kinh doanh tốt hơn. Đặc biệt là phải có đầu óc, chiến lược kinh doanh phù hợp, chủ động, sáng tạo và làm chủ thị trường.

Có giải pháp kịp thời:

Nếu không hiểu được đối thủ, không xác định được nguy cơ thì doanh nghiệp rất dễ bị đào thải. Các giải pháp, chiến lược cạnh trnah hiệu quả, lâu dài phải được xây dựng và triển khai. Bởi vậy, khi áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh, chúng ta có thể hình dung áp lực nào tác động lớn nhất đến doanh nghiệp. Có cách thức tháo gỡ, giải quyết áp lực để doanh nghiệp được phát triển.

Xác định thị trường tiềm năng:

Các doanh nghiệp cũng hay sử dụng mô hình 5 Forces để xem xét có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Như vậy, tính chất tiềm năng của thị trường, của ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh cũng được đánh giá. Từ đó có quyết định đầu tư hợp lý, duy trì lợi nhuận, cung cấp chiến lược cạnh tranh với đối thủ.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )